ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2015/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 22 tháng 01 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ SỬ DỤNG
THÔNG TIN, THÔNG BÁO, BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ về công tác Phòng không
nhân dân;
Căn cứ
Thông tư số 118/2004/TT-BQP ngày 07/9/2004 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ;
Xét đề
nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 28/TTr-BCH ngày
05/01/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế sử dụng thông
tin, thông báo, báo động phòng không nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 68/2007/QĐ-UBND ngày 21/5/2007 của UBND tỉnh ban hành
Quy chế sử dụng thông tin, thông báo, báo động phòng không nhân dân trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân
sự tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đường
|
QUY CHẾ
SỬ DỤNG THÔNG TIN,
THÔNG BÁO, BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2015 của
UBND tỉnh)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này
quy định thống nhất việc sử dụng hệ thống thông tin, thông báo, báo động phòng
không nhân dân trong thời bình, thời chiến, các hoạt động khắc phục hậu quả do
địch gây ra, hoạt động khắc phục hậu quả cháy nổ, thiên tai và hoạt động duy
tu, bảo dưỡng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng
không nhân dân trong mọi tình huống.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ
quan, đơn vị, địa phương sử dụng hệ thống thông tin, thông báo, báo động phòng
không nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Hệ thống
thông tin, thông báo, báo động phòng không nhân dân của tỉnh được tổ chức từ Sở
chỉ huy tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã; xã, phường, thị trấn; khối, xóm,
thôn, bản; cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nông lâm trường, khu công
nghiệp bằng mạng thông tin hữu tuyến điện, vô tuyến điện, loa truyền thanh, còi
báo động, kẻng…
2. Hoạt động
hệ thống thông tin, thông báo, báo động phòng không nhân dân.
a) Hoạt động
trong thời bình.
b) Hoạt động
khi có chiến tranh xẩy ra.
c) Hoạt động
khắc phục hậu quả do cháy nổ, thiên tai.
d) Hoạt động
duy tu, bảo dưỡng.
Chương II
QUY
ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG THÔNG TIN, THÔNG BÁO, BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 4. Hệ thống thông tin, thông báo, báo động phòng không
nhân dân
1. Sở chỉ huy
phòng không nhân dân tỉnh có mạng thông báo, báo động từ xa; mạng thông tin với
Sở chỉ huy cấp trên và các đơn vị hiệp đồng; mạng thông tin, thông báo, báo động
xuống Sở chỉ huy các huyện, thành phố, thị xã; còi báo động phòng không đặt tại
cơ quan Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
2. Các huyện,
thành phố, thị xã có hệ thống thông tin, thông báo, báo động phòng không nhân
dân xuống tận xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học, khu công nghiệp; còi
báo động phòng không đặt tại cơ quan Ban chỉ huy quân sự huyện, thành phố, thị
xã và một số khu vực trọng điểm trên địa bàn.
3. Các xã,
phường, thị trấn, khối, xóm, trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông lâm
trường, khu công nghiệp… xây dựng hệ thống thông tin, truyền thanh, kẻng (phục
vụ dân sinh) đưa vào sử dụng thông báo, báo động phòng không nhân dân khi có
tình huống theo quy định.
Điều 5. Quy định tín hiệu thông báo, báo động phòng không
nhân dân
1. Hoạt động
trong thời bình.
a) Khi tổ
chức diễn tập khu vực phòng thủ:
Thông tin,
truyền thanh nói rõ diễn tập khu vực phòng thủ. Kẻng đánh 1 hồi dài sau đó đánh
2 tiếng liên tục. Còi báo động phòng không theo các giai đoạn như thời chiến;
b) Khi có địch
đột nhập đường không.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ địch đột nhập đường không. Kẻng đánh 2 hồi dài sau đó đánh
2 tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách nhau 10 giây. Còi báo động
phòng không kéo 2 hồi dài, thời gian giữa các đợt kéo còi cách nhau 60 giây;
2. Hoạt động
khi có chiến tranh xẩy ra.
Khi nhận được
thông báo của Sở chỉ huy phòng không cấp trên, đài ra đa, đài quan sát và các
đơn vị hiệp đồng trên địa bàn thông báo:
a) Máy bay
địch cách 500 km.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ máy bay địch cách 500 km. Kẻng đánh 3 hồi dài sau đó đánh 3
tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách nhau 10 giây. Còi báo động
phòng không kéo 3 hồi dài, thời gian giữa các đợt kéo còi cách nhau 60 giây.
b) Máy bay
địch cách 200 km.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ máy bay địch cách 200 km. Kẻng đánh 2 hồi dài sau đó đánh 3
tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách nhau 10 giây. Còi báo động
phòng không kéo 2 hồi dài, thời gian giữa các đợt kéo còi cách nhau 60 giây.
c) Máy bay
địch cách 100 km.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ máy bay địch cách 100 km. Kẻng đánh 1 hồi dài sau đó đánh 3
tiếng liên tục. Còi báo động phòng không kéo 1 hồi dài.
d) Hoạt động
khắc phục hậu quả do địch gây ra.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ hoạt động khắc phục hậu quả do địch gây ra. Kẻng đánh 4 hồi
dài sau đó đánh 3 tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách nhau 10
giây.
Tổ chức cứu
thương, khắc phục thông tin liên lạc, giao thông dùng hệ thống thông tin trực
tiếp bằng các phương tiện hiện có.
3. Hoạt động
khắc phục hậu quả do cháy nổ, thiên tai.
a) Hoạt động
chống cháy, nổ.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ hoạt động chống cháy, nổ. Kẻng đánh 1 hồi dài sau đó đánh 5
tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách nhau 10 giây. Còi báo động
phòng không kéo 5 hồi dài, thời gian giữa các đợt kéo còi cách nhau 60 giây.
b) Hoạt động
phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Thông tin,
truyền thanh nói rõ hoạt động phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Kẻng
đánh 2 hồi dài sau đó đánh 5 tiếng liên tục, thời gian giữa các đợt kẻng cách
nhau 10 giây. Còi báo động phòng không kéo 4 hồi dài, thời gian giữa các đợt
kéo còi cách nhau 60 giây.
4. Hoạt động
duy tu, bảo dưỡng.
Hàng tháng,
các địa phương, đơn vị thực hiện chế độ kéo còi để kiểm tra (đóng cầu dao điện
cho mô tơ quay 1-2 vòng rồi dừng lại), không để còi kêu; khi tổ chức bảo dưỡng
định kỳ, lắp đặt kéo thử còi kêu 1-2 lần, trước khi kéo còi phải thông báo cho
các cơ quan, đơn vị và nhân dân địa phương biết trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Giao Bộ chỉ
huy Quân sự tỉnh Nghệ An (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng không
nhân dân tỉnh) tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn việc thực hiện quy chế này.
2. Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp xã; Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp
huyện, cấp xã, có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt quy chế này đồng thời
quán triệt, phổ biến, thông báo cho mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, trường học và
công dân trên địa bàn được biết.
3. Ban chỉ
đạo công tác phòng không nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Cơ quan
thường trực tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ hệ thống thông tin (quân sự, dân
sự), còi báo động phòng không, kẻng, truyền thanh... có liên quan trên địa bàn
mình quản lý để có kế hoạch củng cố xây dựng và hiệp đồng thông báo, báo động
phòng không theo đúng quy chế này.
Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị
và các địa phương báo cáo về Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng
không nhân dân tỉnh (Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An) để tổng hợp trình UBND tỉnh
xem xét, xử lý./.