Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 09/2014/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030

Số hiệu 09/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/05/2014
Ngày có hiệu lực 24/05/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Trăm
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 09/2014/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 14 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;

Căn cứ văn bản số 6931/BGTVT-KHĐT ngày 21/8/2012 của Bộ Giao thông vận tải về việc góp ý điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 99/1999/QĐ-UB ngày 10/5/1999 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 -2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 31/SGTVT-TTr ngày 17/4/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Từng bước tạo ra một hệ thống giao thông vận tải (GTVT) đồng bộ, liên hoàn và phát triển bền vững. Đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về cơ sở hạ tầng GTVT

- Gắn kết mạng lưới giao thông của tỉnh với mạng lưới giao thông Quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện để tỉnh Bình Phước tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong vùng và Quốc tế;

- Cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu giao lưu thông suốt. Cần xem xét hoạch định dự trữ quỹ đất để cải tạo các đầu mối trong tương lai;

- Phấn đấu đến năm 2015: nhựa hóa 100% các tuyến đường tỉnh hiện hữu, 60-80% các tuyến đường huyện hiện hữu, 40% các tuyến đường xã hiện hữu đạt cứng hóa. Đồng thời tiến hành mở mới các tuyến đường theo quy hoạch;

- Giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu hoàn thành chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ với 100% các tuyến đường huyện hiện hữu được nhựa hóa và 70-80% các tuyến đường xã hiện hữu đạt cứng hóa. Đồng thời tiến hành mở mới các tuyến đường theo quy hoạch.

b) Về vận tải

- Vận tải hàng hóa đường bộ hiện đang là phương thức duy nhất đảm bảo sự lưu thông hàng hóa và hành khách đi lại trong nội tỉnh và đi đến các tỉnh khác. Từng bước đổi mới phương tiện để nâng cao khả năng vận chuyển, đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt được xây dựng xong sẽ chia sẻ một phần lượng hàng hóa do đường bộ đảm nhận;

- Phát triển các tuyến vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tăng khả năng kết nối trực tiếp từ tỉnh đến các tỉnh khác có nhu cầu. Về vận tải hành khách nội tỉnh, mở rộng mạng lưới tuyến, chú trọng phục vụ nhu cầu của người dân ở các vùng sâu, vùng xa đi về các trung tâm. Từng bước đổi mới và hiện đại hóa phương tiện vận chuyển hành khách, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của người dân.

II. Nội dung quy hoạch mạng lưới đường bộ

A. Hệ thống cao tốc và Quốc lộ

[...]