ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
09/2008/QĐ-UBND
|
Sóc
Trăng, ngày 21 tháng 3 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU THỨC, TIÊU CHÍ VÀ PHÂN VÙNG,
PHÂN KHU VỰC, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ LÀM CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá
các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP
của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành theo Quyết định này Quy định về tiêu thức, tiêu
chí và phân vùng, phân khu vực, phân vị trí đất, phân loại đường phố và Danh mục
phân loại đường phố đô thị, phân khu vực đất ở tại nông thôn để làm căn cứ định
giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 02 năm 2008 và Quyết định số
07/2008/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc các Sở, Ban
ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Sóc
Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: NC, LT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thành Hiệp
|
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU THỨC, TIÊU CHÍ VÀ PHÂN VÙNG, PHÂN KHU VỰC, PHÂN VỊ
TRÍ ĐẤT, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ LÀM CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu thức,
tiêu chí và phân vùng, phân khu vực, phân vị trí đất, phân loại đường phố làm
căn cứ định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Phạm
vi áp dụng
Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, được quy định tại Điều
13 Luật Đất đai năm 2003; Điều 6 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2004 của Chính phủ thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Chương II
TIÊU THỨC, TIÊU CHÍ VÀ
VIỆC PHÂN VÙNG, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT LÀM CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Mục 1. NHÓM ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
Điều 3.
Phân khu vực và vị trí đất nhóm đất nông nghiệp
1. Khu vực
Đất nông nghiệp được phân thành
3 khu vực sau:
- Khu vực I: địa bàn thành phố
Sóc Trăng.
- Khu vực II: địa bàn thị trấn
các huyện.
- Khu vực III: địa bàn các xã
còn lại.
2. Vị trí
a) Đất trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản thuộc địa bàn các huyện được chia làm 3 vị
trí:
- Vị trí 1: tiếp giáp với đường
Quốc lộ, đường tỉnh theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004
của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
đường đô thị (theo quy hoạch đô thị được duyệt) và các sông cấp 1, 2, 3, các
kênh cấp 1, rạch có bề rộng tương đương sông cấp 3 theo Nghị định số
21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi 500m tính từ
tim đường (đối với đường bộ) và tính từ mép sông, kênh (đối với đường thủy –
sông, kênh, rạch).
- Vị trí 2: tiếp giáp với đường
huyện, đường xã theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ và các kênh cấp 2, rạch có bề rộng tương đương kênh cấp 2 theo Nghị định
số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ trong phạm vi 300 m
tính từ tim đường (đối với đường bộ) và tính từ mép sông, kênh (đối với đường
thuỷ - sông, kênh, rạch).
- Vị trí 3: các vị trí còn lại.
b) Đất trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản thuộc địa bàn thành phố Sóc Trăng được thống
nhất 01 vị trí.
c) Khu vực đất giáp ranh giữa
các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú với thành phố Sóc Trăng được xác định trong
phạm vi khoảng cách 300 m tính từ đường địa giới hành chính về phía các huyện để
làm cơ sở cho việc định giá đất nông nghiệp thuộc khu vực giáp ranh trên.
d) Đất rừng sản xuất, đất làm muối
trên địa bàn các huyện được thống nhất 01 vị trí.
đ) Đối với các trường hợp thửa đất
nông nghiệp lớn có từ 02 cạnh trở lên tiếp giáp với nhiều vị trí, thì vị trí đất
được căn cứ vào vị trí có điều kiện thuận lợi về giao thông, điều kiện thuận lợi
về sản xuất để xác định.
Mục 2. NHÓM ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP
(Gồm đất ở tại đô thị, đất ở tại
nông thôn và
các loại đất phi nông nghiệp
khác)
Điều 4. Đất ở
tại đô thị (ODT)
1. Phân loại đô thị
- Đô thị loại III: thành phố Sóc
Trăng.
- Đô thị loại IV: thị trấn các
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Phân loại đường phố thuộc đô
thị loại III
a) Đường phố loại 1: là đường phố
tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi
cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất.
b) Đường phố loại 2: là đường
phố gần trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi
và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 1; hoặc đường phố
tiếp giáp với đường phố loại 1 ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ,
du lịch nhưng có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường
phố loại 1.
c) Đường phố loại 3: là đường phố
không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi
và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 2.
d) Đường phố loại 4: là đường phố
còn lại không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức
sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi nhất.
(Trên cùng loại đường, tùy mức độ
đầu tư cơ sở hạ tầng, khả năng sinh lợi của từng đoạn đường khác nhau mà được
phân chia thêm các mức A, B, C, D phù hợp tương ứng).
3. Phân loại đường phố thuộc đô
thị loại V
a) Đường phố loại 1: là đường tại
trung tâm thị trấn có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, có khả năng sinh lợi cao nhất;
đường trục chính tại thị trấn, các đoạn đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,
đường liên xã đi qua trung tâm thị trấn, cách trung tâm chợ, khu thương mại,
khu công nghiệp, khu tái định cư, khu du lịch hoặc trung tâm hành chính thị trấn
trong phạm vi 300 m.
b) Đường phố loại 2: là đường có
khả năng sinh lợi kém hơn đường phố loại 1, bao gồm các đoạn đường quốc lộ, đường
tỉnh, đường huyện, đường liên xã, đường trục chính của thị trấn, có khoảng cách
so với trung tâm hành chính thị trấn từ trên 300m đến 700m.
c) Đường phố loại 3: những đường
còn lại trong thị trấn.
(Trên cùng loại đường, tùy mức độ
đầu tư cơ sở hạ tầng, khả năng sinh lợi của từng đoạn đường khác nhau mà được
phân chia thêm các mứa A, B, C, D phù hợp tương ứng).
4. Phân vị trí đất trong từng loại
đường phố
a) Vị trí 1: áp dụng đối với các
thửa đất sau:
- Các thửa đất tiếp giáp với các
trục đường giao thông trong đô thị, đường quốc lộ đi qua đô thị với chiều sâu
thâm hậu không quá 30 m tính từ mép lộ giới của đường phố.
- Đối với các thửa đất tiếp giáp
với các trục đường giao thông trong đô thị, đường quốc lộ đi qua đô thị có chiều
sâu trên 30 m thì áp dụng vị trí 1 đối với phần đất có chiều sâu 30 m tính từ
mép lộ giới, phần đất còn lại được áp dụng theo các vị trí 2 hoặc 3 theo các
quy định tại các điểm b và c sau đây.
b) Vị trí 2: áp dụng đối với các
thửa đất sau:
- Các thửa đất tiếp giáp các hẻm
cấp 1 và cấp 2, các đầu hẻm dưới 300 m.
- Phần đất cùng thửa với đất có
vị trí 1 nêu tại điểm a nêu trên, có chiều sâu thâm hậu tính từ mép lộ giới từ
trên 30 m đến 70 m; đối với phần đất có chiều sâu thâm hậu trên 70 m được áp dụng
theo vị trí 3 nêu tại điểm c sau đây.
c) Vị trí 3: áp dụng đối với các
vị trí còn lại trong đô thị.
5. Phân loại đường hẻm
a) Cấp hẻm:
Cấp hẻm được xác định theo 03 cấp,
căn cứ theo chiều rộng mặt hẻm và có vị trí tiếp giáp với đường giao thông
chính trên địa bàn đô thị.
- Hẻm cấp 1: có chiều rộng từ 4
– 6 m;
- Hẻm cấp 2: có chiều rộng từ 2
- dưới 4 m;
- Hẻm cấp 3: có chiều rộng từ dưới
2 m.
b) Vị trí hẻm:
- Hẻm cấp 1:
Vị trí 1: vị trí đất cách đầu hẻm
không quá 300 m;
Vị trí 2: vị trí đất cách đầu hẻm
từ trên 300-500 m;
Vị trí 3: vị trí đất cách đầu hẻm
trên 500 m hoặc trong các hẻm phụ (hẻm trong hẻm)
- Hẻm cấp 2, 3:
Vị trí 1: vị trí đất cách đầu hẻm
không quá 100 m;
Vị trí 2: vị trí đất cách đầu hẻm
từ trên 100-200 m;
Vị trí 3: vị trí đất cách đầu hẻm
trên 200 m hoặc trong các hẻm phụ.
Điều 5. Phân
khu vực đất ở tại nông thôn (ONT)
Đất ở tại nông thôn được phân
thành 03 khu vực sau:
1. Khu vực 1: là khu vực trung
tâm xã, cụm xã (gần Ủy ban nhân dân xã, trường học, trạm y tế), khu dân cư, khu
tái định cư, gần khu công nghiệp, gần chợ nông thôn, gần đầu mối giao thông có
khả năng sinh lợi cao nhất (được xác định tên, địa chỉ cụ thể).
2. Khu vực 2: là khu vực tiếp
giáp với khu vực 1, gần trung tâm xã, cụm xã, khu dân cư, khu tái định cư, gần
khu công nghiệp, gần chợ nông thôn, gần đầu mối giao thông nhưng có khả năng
sinh lợi kém khu vực 1 (được xác định tên, địa chỉ cụ thể).
3. Khu vực 3: là các khu vực còn
lại trên địa bàn xã có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi.
Điều 6. Phân
vị trí đất ở thuộc khu vực nông thôn
a) Vị trí 1: áp dụng đối với các
thửa đất sau:
- Thửa đất tiếp giáp với các đường
Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, các sông cấp 1, 2, 3 các kênh
cấp 1, các rạch có bề rộng tương đương sông cấp 3; có kết cấu hạ tầng thuận lợi
nhất trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, có khả năng sinh lợi
cao nhất trong khu vực với chiều sâu thâm hậu không quá 30 m tính từ mép lộ giới
đường bộ.
- Đối với các thửa đất có vị trí
và điều kiện như trên nhưng có chiều sâu thâm hậu trên 30 m thì vị trí 1 chỉ áp
dụng đối với phần đất có chiều sâu 30 m tính từ mép lộ giới đường bộ, phần còn
lại được áp dụng theo vị trí 3 nêu tại mục c sau đây.
b) Vị trí 2: thửa đất có tiếp
giáp mặt đường như vị trí 1 nêu trên nhưng mức thuận lợi về giao thông, về điều
kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi kém hơn.
c) Vị trí 3: đất thuộc vị trí
còn lại, kém thuận lợi về giao thông, khả năng sinh lợi kém nhất so với 02 vị
trí trên.
d) Vị trí đặc
biệt: là những đất nằm tại trung tâm xã, trung tâm chợ xã, có trục lộ, giao lộ
giao thông thuận lợi và có khả năng sinh lợi cao nhất và cao hơn khả năng sinh
lợi của vị trí 1 cùng trong khu vực.
Điều 7. Nhóm
đất phi nông nghiệp
Việc phân khu vực, vị trí đất
phi nông nghiệp được căn cứ theo khu vực, vị trí của đất ở liền kề thuộc khu vực
đô thị và khu vực nông thôn để xác định giá đất.
Điều 8. Nhóm
đất chưa sử dụng
1. Đối với các loại đất chưa xác
định mục đích sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng thì căn cứ vào giá các loại
đất liền kề để xác định giá đất.
2. Đối với đất chưa sử dụng được
cấp có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, thì căn cứ vào giá đất cùng loại,
cùng mục đích sử dụng để xác định giá đất cụ thể.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
1. Giao Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy định này; trong
đó chú ý một số nội dung sau:
- Phối hợp Sở Giao thông Vận tải,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định quy mô, kích thước hệ thống rạch
trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ định giá đất.
- Phối hợp Sở Giao thông Vận tải,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân thành phố
Sóc Trăng xác định cụ thể về phân vùng, phân vị trí đất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Sóc Trăng để làm căn cứ định giá đất.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành tỉnh hữu quan để triển
khai thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc phát sinh, giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
Sở Tài chính và các Sở, ngành chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố xem xét, có ý kiến đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa
đổi, bổ sung kịp thời.