Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí mật độ, trữ lượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 04/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/02/2012
Ngày có hiệu lực 29/02/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Viết Thuần
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MỘT SỐ LOÀI CÂY TÁI SINH MỤC ĐÍCH - TIÊU CHÍ VỀ MẬT ĐỘ, TRỮ LƯỢNG ĐỂ CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

Căn cứ Quyết định số 200-QĐ/KT, ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp về việc Ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14-92);

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 3641/TTr-SNN-LN ngày 05/12/2011 về việc xác định loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí về mật độ, trữ lượng để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh lục các loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí về mật độ, trữ lượng để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

1. Loài cây tái sinh mục đích.

Bao gồm 74 loài thuộc 33 họ (Có danh lục các loài cây gỗ tái sinh kèm theo).

2. Tiêu chí về mật độ cây tái sinh mục đích hoặc trữ lượng để quyết định cải tạo rừng:

2.1. Rừng thuộc quy hoạch sản xuất.

a. Đối với rừng gỗ thực hiện cải tạo rừng khi.

Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao nhỏ hơn 5 m và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 800 cây/ha hoặc có trữ lượng Gỗ nhỏ hơn 50 m3/ha.

b. Đối với rừng Tre, Vầu, Nứa thuần loại.

- Rừng Nứa, Giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 8.000 cây/ha.

- Rừng Vầu, Tre, Luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 3.000 cây/ha

c. Đối với rừng hỗn giao Tre, Nứa và Gỗ.

Căn cứ mức độ hỗn giao để xác định đối tượng rừng được đưa vào cải tạo: Đối với rừng có 1/2 là Tre, Nứa còn lại là Gỗ: Rừng nghèo kiệt để đưa vào cải tạo là rừng có cây Gỗ tái sinh mục đích có mật độ nhỏ hơn 400 cây/ha (hoặc Gỗ có trữ lượng nhỏ hơn 25 m3/ha) và Nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cm, có mật độ nhỏ hơn 4.000 cây/ha (hoặc Vầu, Tre có mật độ dưới 1.500 cây/ha). Tương tự như vậy có thể xác định với các đối tượng 1/3 là Tre, Nứa còn lại là Gỗ và ngược lại.

2.2. Rừng thuộc quy hoạch phòng hộ.

a. Đối với rừng gỗ thực hiện cải tạo khi.

Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao thấp hơn 5 mét và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 700 cây/ha hoặc có trữ lượng gỗ nhỏ hơn 40 m3/ha.

b. Đối với rừng Tre, Nứa thuần loại:

- Rừng Nứa, Giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 7.000 cây/ha

- Rừng Vầu, Tre, Luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 2.500 cây/ha

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ