Thông tư 99/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý rừng theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 99/2006/TT-BNN
Ngày ban hành 06/11/2006
Ngày có hiệu lực 01/12/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hứa Đức Nhị
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 99/2006/TT-BNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 186/2006/QĐ-TTG, NGÀY 14/8/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP, ngày 18/7/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Mục 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số điều theo quy định tại Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư là cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư thôn; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.

Mục 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Quy định việc phân chia, xác định ranh giới đơn vị quản lý rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp

1.1. Rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp được phân chia thành các đơn vị quản lý: Tiểu khu, khoảnh, lô theo quy định tại điều 42, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Tiểu khu có diện tích không lớn hơn 1.000 hecta, trong cùng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Thứ tự tiểu khu được ghi số bằng chữ số Ả Rập trong phạm vi của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu khu 1, Tiểu khu 2).

Khoảnh có diện tích không lớn hơn 100 hecta, trong cùng đơn vị hành chính cấp xã. Thứ tự khoảnh được ghi số bằng chữ số Ả Rập, từ Khoảnh 1 đến khoảnh cuối cùng, trong phạm vi từng tiểu khu (ví dụ: Khoảnh 1, Khoảnh 2).

Lô có diện tích không lớn hơn 10 hecta, có trạng thái rừng hoặc đất lâm nghiệp tương đối đồng nhất, cùng địa bàn trong cấp xã. Thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam trong phạm vi từng khoảnh (ví dụ: Lô a, Lô b). Trong cùng một khoảnh, tên các lô rừng không được trùng nhau.

Số thứ tự của tiểu khu, khoảnh, lô về cơ bản được ghi số theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, trừ trường hợp được bổ sung sau này.

1.2. Việc xác định mốc ranh giới, bảng chỉ dẫn thực hiện theo Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng, ban hành kèm theo Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN & PTNT, ngày 20/11/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc có thể uỷ quyền cho Chi cục Lâm nghiệp ở nơi có Chi cục Lâm nghiệp) thống  nhất quản lý các đơn vị quản lý rừng và đất lâm nghiệp, quyết định việc thiết lập, điều chỉnh ranh giới, đơn vị quản lý rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp theo đề nghị của các tổ chức tư vấn về điều tra, quy hoạch rừng tại địa phương.

2. Tiêu chí rừng nghèo kiệt và các loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo; biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng

2.1. Cải tạo rừng tự nhiên theo Thông tư này được hiểu là việc trồng lại rừng trên các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt, có năng suất, chất lượng thấp để thay thế bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ, bảo vệ môi trường cao hơn.

2.2. Rừng tự nhiên được xem xét để được phép cải tạo là rừng tự nhiên thoái hoá hoặc phát triển kém, không có hoặc ít có khả năng phục hồi và phát triển, nếu áp dụng các biện pháp lâm sinh như: Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh sẽ đạt  hiệu quả thấp, cụ thể:

a) Đối với rừng gỗ thuần loại:

- Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao nhỏ hơn 5 mét và đường kính bình quân dưới 6 cen-ti-met, có mật độ nhỏ hơn 800 cây trên một hecta.

- Trữ lượng gỗ nhỏ hơn 50 mét khối trên một hecta.

b) Đối với rừng tre, nứa thuần loại:

- Rừng nứa, giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cen-ti-met, có mật độ nhỏ hơn 8.000 cây trên một hecta.

- Rừng vầu, tre, luồng có đường kính lớn hơn 3 cen-ti-met, mật độ nhỏ hơn 3.000 cây trên một hecta.

c) Đối với rừng hỗn giao tre nứa và gỗ, tùy mức độ hỗn giao cụ thể để quy định. Thí dụ: Nếu 1/2 là tre, nứa; 1/2 là gỗ, thì rừng nghèo kiệt có thể cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh có mật độ dưới 400 cây (hoặc gỗ có trữ lượng dưới 25 mét khối) và nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cen-ti-met, có mật độ dưới 8.000 cây trên một hecta (hoặc vầu, tre có mật độ dưới 1.500 cây trên một hecta).

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về loài cây mục đích, áp dụng tiêu chí về trữ lượng hoặc mật độ cây để quyết định cải tạo rừng phù hợp với thực tế của địa phương.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ