Quyết định 03/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017

Số hiệu 03/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/01/2017
Ngày có hiệu lực 04/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Thanh tra năm 2010; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 157/TTr-SYT ngày 27/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017, gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP). Đồng thời đánh giá công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cơ quan nhà nước được giao chức năng quản lý về ATTP. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ATTP, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

b) Đánh giá thực trạng việc bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mthịt gia súc, gia cầm (gọi chung là cơ sở thực phẩm) và đánh giá thực trạng về ATTP một số nhóm hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường; chấn chỉnh và từng bước đưa các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

c) Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

d) Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.

2. Yêu cầu

a) Thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở thực phẩm; hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo đảm các yêu cầu: Tuân thủ đúng pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và thực hiện đúng theo quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra.

b) Triển khai thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất trong năm; tập trung vào các đợt trọng điểm về bảo đảm ATTP như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc khi có dấu hiệu vụ việc xảy ra mất ATTP trên địa bàn. Tăng cường các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, tăng cường phối hợp liên ngành từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kiên quyết đúng pháp luật các hành vi vi phạm, tránh sự chồng chéo, bỏ sót; không gây khó khăn, phiền hà cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

II. ĐỐI TƯỢNG THANH TRA, KIM TRA

1. Đối vớiquan quản lý ATTP

Ban chỉ đạo liên ngành và các cơ quan quản lý về ATTP các cấp.

2. Đối với cơ sthực phẩm

Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mthịt gia súc, gia cầm. Trong đó đặc biệt chú trọng thanh tra, kiểm tra các cơ sở thực phẩm đã có nhiều vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.

3. Đối với sản phẩm thực phẩm

Thanh tra, kiểm tra các nhóm hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Thực phẩm chức năng; nước uống đóng chai, nước đá uống; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; phụ gia thực phẩm...

+ Thịt và sản phẩm từ thịt; thủy sản và các sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả...

+ Sữa; rượu; đặc biệt là rượu sản xuất thủ công; nước giải khát; bánh, mứt, kẹo...

[...]