Quyết định 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 03/2006/QĐ-BGD&ĐT
Ngày ban hành 24/01/2006
Ngày có hiệu lực 24/02/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Vọng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2006/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (CÓ CHỮ VIẾT) CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Theo kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) ngày 13/10/2005;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình khung kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn chương trình cụ thể, tài liệu, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Điều 3. Các ông (bà) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Nguyễn Văn Vọng

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUNG DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (CÓ CHỮ VIẾT) CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của Chương trình là giúp học viên biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc, có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc (nghe, nói tương đối tốt trong giao tiếp thông thường; đọc, viết được) và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phù hợp với đối tượng

Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc thiểu số, chưa biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào, có nhu cầu học một chương trình ngắn hạn về tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai. Chương trình được xây dựng trên tinh thần tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao, giúp học viên đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đặt ra cho khóa học.

2. Giao tiếp

Để hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh chóng và vững chắc, việc dạy ngôn ngữ dân tộc cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng giao tiếp, đặc biệt chú trọng hai kỹ năng nghe và nói là những kỹ năng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất trong quan hệ với đồng bào; khuyến khích học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.

3. Tích hợp

3.1. Kết hợp chặt chẽ giữa luyện nghe, nói với luyện đọc, viết; giữa trang bị kiến thức sơ giản với rèn luyện kỹ năng

Chương trình đặt lên hàng đầu mục tiêu rèn luyện kỹ năng. Để tăng hiệu quả học tập và tiết kiệm thời gian học, Chương trình lấy bài đọc làm cơ sở rèn các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói. Bài đọc cũng là cơ sở để hình thành các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp sơ giản, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng.

3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy ngôn ngữ với trang bị vốn hiểu biết cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc

Để việc học ngôn ngữ dân tộc giúp ích nhiều nhất cho người học, việc dạy tiếng dân tộc cần dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán,… của địa phương, qua đó trang bị cho người học những hiểu biết về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống,… của đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó cũng cần có một số văn bản thường thức về khoa học, pháp luật, chính trị để người học có vốn từ ngữ cần thiết, vận dụng trong công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nếp sống mới và phổ biến khoa học.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Thời lượng dạy học chung

Chương trình được thực hiện với thời lượng khoảng từ 300 đến 450 tiết.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ