ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2014/QĐ-UBND
|
Bình tân, ngày 13
tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT BƯỚC ĐẦU CÁC VỤ
ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật
Lao động năm 2012 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật
Tố tụng dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định
95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Căn cứ Quyết định
số 35/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về
ban hành quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định
pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội quận tại Tờ trình số 375/TTr-LĐTBXH ngày 29 tháng 4 năm
2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối
hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động
trên địa bàn quận Bình Tân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 07 (bảy) ngày kể
từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Thành viên
Đoàn công tác giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật
lao động trên địa bàn quận Bình Tân, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân quận, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
10 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- UBND TP;
- Sở LĐ-TBXH TP
- Sở Tư pháp TP;
- LĐLĐ TP;
- Trung tâm Công báo TP;
- UB MTTQ VN và các Đoàn thể quận;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Chính
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT BƯỚC ĐẦU CÁC VỤ ĐÌNH CÔNG KHÔNG
ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày
13 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân)
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy chế
Nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ
lao động, đồng thời góp phần ổn định an ninh trật tự chung trên địa bàn quận, Ủy
ban nhân dân quận Bình Tân quy định việc giải quyết bước đầu các vụ đình công
không đúng quy định pháp luật lao động ở các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc
các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động
trên địa bàn quận.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định
việc phối hợp và trách nhiệm của thành viên Đoàn công tác giải quyết bước đầu
các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn quận Bình
Tân (sau đây gọi là Đoàn công tác) trong việc hướng dẫn giải quyết bước đầu các
vụ đình công diễn ra không đúng theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp
trên địa bàn quận.
Chương 2.
TỔ
CHỨC XỬ LÝ BƯỚC ĐẦU
Điều 3. Thành phần Đoàn Công tác
1. Đoàn công tác
do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận là Trưởng đoàn; Trưởng phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội là Phó Trưởng đoàn; các thành viên gồm đại diện các cơ
quan thuộc quận như: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an quận,
phòng Tư pháp, phòng Kinh tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường.
2. Mời lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị thuộc quận gồm: Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp Phụ
nữ quận, Quận đoàn tham gia Đoàn công tác với tư cách Thành viên.
3. Mời đại diện
các cơ quan, đơn vị của thành phố: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Công an thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Ban Quản lý
các khu chế xuất, công nghiệp thành phố tham gia Đoàn công tác với tư cách
Thành viên.
4. Các Thành viên
Đoàn công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trong trường hợp cần thiết được
huy động cán bộ, công chức của cơ quan đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực của Đoàn công tác được sử dụng
con dấu của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công, dự trù kinh
phí hoạt động của Đoàn công tác trình Ủy ban nhân dân quận xem xét, phê duyệt.
Điều 4. Đoàn công tác có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Ổn định tình
hình an ninh, trật tự và an toàn lao động tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh
nghiệp hoạt động xảy ra tranh chấp lao động.
2. Hướng dẫn và
yêu cầu các bên tranh chấp lao động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật về lao động.
3. Đề nghị các
phương án để giúp các bên thương lượng, thỏa thuận trên tinh thần nhanh chóng ổn
định sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
và người sử dụng lao động.
4. Trong quá
trình giải quyết nếu Đoàn công tác phát hiện một trong các bên tranh chấp có
hành vi vi phạm pháp luật lao động thì lập biên bản, đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị
định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 5. Quy trình xử lý bước đầu các vụ đình công không đúng pháp luật
lao động
1. Đoàn công tác
tiếp xúc với người sử dụng lao động hoặc người có thẩm quyền đại diện cho người
sử dụng lao động.
2. Tiếp xúc với
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
3. Tiếp xúc với tập
thể người lao động hoặc đại diện do người lao động đề cử (ở những nơi chưa có tổ
chức Công đoàn).
4. Đề nghị người
sử dụng lao động và người lao động cung cấp hồ sơ và các thông tin có liên quan
vụ việc.
5. Xác định nguyên
nhân xảy ra tranh chấp lao động, yêu cầu của tập thể người lao động và ý kiến của
chủ doanh nghiệp.
6. Đưa ra giải
pháp ổn định tranh chấp phù hợp tình hình thực tế và quy định pháp luật lao động.
7. Trao đổi, hướng
dẫn, vận động người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng
trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên. Trong trường hợp hai bên
không tự dàn xếp được Đoàn công tác hướng dẫn người lao động hoặc người sử dụng
lao động thực hiện quy trình tranh chấp lao động đúng quy định pháp luật.
a) Trường hợp các
bên tự hòa giải thành hoặc chấp thuận phương án hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động của Đoàn công tác đề
nghị, Đoàn công tác hướng dẫn các bên lập biên bản thỏa thuận, các bên có trách
nhiệm thực hiện thỏa thuận ghi trong biên bản.
b) Trường hợp tập
thể người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận được, Đoàn công
tác hướng dẫn các bên tiến hành giải quyết tranh chấp lao động đúng trình tự
quy định pháp luật lao động hiện hành.
8. Đoàn công tác
báo cáo kết quả giải quyết với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và Hội đồng Trọng tài lao động thành phố.
Điều 6. Nhiệm vụ của các thành viên Đoàn công tác
1. Trưởng đoàn:
a) Báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo, xử lý kịp thời các vụ tranh chấp lao động khó giải
quyết hoặc có thể nảy sinh nhiều tình huống phức tạp.
b) Khi xảy ra
đình công không đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa
bàn quận, Trưởng đoàn chỉ đạo các đơn vị có liên quan đến ngay doanh nghiệp xảy
ra tranh chấp lao động, chỉ đạo Phó Trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị có liên
quan cử cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp lao động, chỉ đạo Công an quận thực
hiện ổn định tình hình trật tự trị an nơi xảy ra tranh chấp lao động.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên trong Đoàn công tác.
2. Phó Trưởng
đoàn:
a) Tham gia tiếp
xúc với chủ doanh nghiệp và đại diện người lao động để xác định nguyên nhân xảy
ra tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
b) Xem xét các hồ
sơ, sự việc có liên quan.
c) Hướng dẫn người
lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
tranh chấp lao động, trình tự, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp lao
động.
d) Chủ trì giải
quyết đình công không đúng trình tự pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
đ) Đề xuất giải
pháp hòa giải, giải quyết.
e) Thông tin
nhanh sơ bộ về tình hình tranh chấp pháp luật lao động tại doanh nghiệp cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Trưởng đoàn
công tác.
g) Báo cáo Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và Trưởng đoàn các vụ tranh chấp lao động khó giải
quyết hoặc có thể nảy sinh nhiều tình huống phức tạp.
3. Thành viên
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận:
a) Tham gia tiếp xúc
với chủ doanh nghiệp và đại diện người lao động để xác định nguyên nhân xảy ra
tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
b) Tham gia, góp
ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
c) Vận động người
lao động trở lại vị trí làm việc.
4. Thành viên
phòng Tư pháp quận:
a) Tham gia, góp
ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
b) Vận động người
lao động trở lại vị trí làm việc.
5. Thành viên
phòng Kinh tế quận:
a) Cung cấp cho
Đoàn công tác các thông tin về tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp đang xảy ra
tranh chấp.
b) Tham gia, góp
ý giải pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
c) Vận động người
lao động trở lại vị trí làm việc.
6. Thành viên Công an quận:
Chỉ đạo lực lượng chức năng
thuộc Công an quận cùng đoàn công tác phối hợp
với Công an phường giữ gìn tình hình an ninh trật tự tại doanh nghiệp và địa
bàn nơi doanh nghiệp đang hoạt động xảy ra tranh chấp lao động. Phát hiện, ngăn
chặn, xử lý kịp thời các hành vi kích động, cưỡng ép người lao động đình công.
7. Thành viên là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân phường nơi có doanh nghiệp đình công trú đóng; Thành viên Hội
Liên hiệp phụ nữ, Quận đoàn:
a) Tham gia, góp ý giải
pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
b) Vận động người lao động
trở lại vị trí làm việc.
8. Thành viên Liên đoàn
Lao động quận:
a) Làm việc với Ban chấp
hành công đoàn cơ sở (nếu có) và tiếp xúc với người lao động để tìm hiểu nguyên
nhân xảy ra tranh chấp.
b) Tham gia, góp ý giải
pháp hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
c) Vận động người lao động
trở lại vị trí làm việc.
Điều
7. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động
hoặc đại diện người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu,
chứng cứ trung thực, khách quan; hợp tác với Đoàn công tác, tổ chức tiến hành
giải quyết bước đầu các vụ tranh chấp.
2. Cùng với Ban chấp hành
công đoàn cơ sở thực hiện những thỏa thuận hai
bên đã đạt được trong quá trình hòa giải, giải quyết của Đoàn công tác.
Điều
8. Trách nhiệm của người lao động
1. Chấp hành các quy định
của pháp luật về trật tự và an toàn công cộng.
2. Chấp hành sự lãnh đạo
của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
3. Tuân thủ nội quy lao động
của đơn vị.
4. Cung cấp các thông tin
trung thực, khách quan, các tài liệu mà mình biết được; hợp tác với Đoàn công
tác, tổ chức tiến hành giải quyết bước đầu các vụ tranh chấp dẫn đến đình công
không đúng trình tự pháp luật lao động.
5. Thực hiện đầy đủ các
cam kết mà hai bên thỏa thuận được.
Chương
3.
CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN, BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC
Điều
9. Chế độ thông tin, báo cáo của Đoàn Công tác
1. Tiếp nhận thông tin về
tình hình tranh chấp pháp luật lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn quận, qua
nhiều kênh thông tin: trực tiếp từ người lao động của doanh nghiệp, điện thoại,
các phòng, ban, cán bộ cơ sở....
Thành viên Đoàn công tác
khi phát hiện có tranh chấp xảy ra phải thông tin nhanh qua điện thoại đến Trưởng
đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn của Đoàn công tác. Sau đó Phó Trưởng đoàn thông tin
nhanh sơ bộ về tình hình tranh chấp pháp luật lao động tại doanh nghiệp (tên
doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, số lượng người lao động ngừng việc, nội dung
tranh chấp) cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận.
2. Đoàn công tác báo cáo tổng hợp về tình hình tranh chấp pháp luật lao động tại doanh nghiệp
trên địa bàn quận theo định kỳ mỗi quý, sáu tháng, năm hoặc đột xuất cho Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Điều
10. Kinh phí hoạt động của Đoàn công tác
Kinh phí hoạt động của
Đoàn công tác được tính trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội quận. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân quận
triển khai các chương trình, kế hoạch, chuyên đề cụ thể phát sinh kinh phí lớn,
nguồn kinh phí tự chủ không đảm bảo được thì phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội quận dự trù kinh phí hoạt động trình Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định.
Thành viên của Đoàn công
tác không được áp dụng chế độ bồi dưỡng phụ cấp kiêm nhiệm, riêng những thành
viên được bổ nhiệm Hòa giải viên lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy
định tại Quyết định 41/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 về chế độ bồi dưỡng
đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự.
Chương
4.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
11. Điều khoản thi hành
1. Thành viên Đoàn công
tác, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10
phường có trách nhiệm triển khai, thực hiện Quy chế này.
2. Giao phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội quận chịu trách nhiệm; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện,
đồng thời tổng hợp những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, báo cáo Đoàn công tác
xem xét, thống nhất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định./.