Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước đối với hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 02/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/01/2013
Ngày có hiệu lực 19/01/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Cao Khoa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2013/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 61/TTr-SNV ngày 11/12/2012 và ý kiến thẩm định của Giám Đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 228/BC- STP ngày 29/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định quản lý nhà nước đối với các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

1. Những quy định chung

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hội nhằm bảo đảm việc thành lập và hoạt động của các hội có hiệu quả, đúng pháp luật và đúng Điều lệ đã được UBND tỉnh phê duyệt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.

b) Đối tượng quản lý nhà nước quy định trong Quyết định này bao gồm các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập theo Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội; Nghị định số 258-TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội; Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ.

2. Giao trách nhiệm quản lý nhà nước Đối với hội

a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành quản lý nhà nước đối với các hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh (theo danh sách đính kèm tại thời điểm ban hành Quyết định này và các quyết định cho phép thành lập hội phát sinh sau thời điểm ban hành Quyết định này).

b) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quản lý nhà nước đối với các hội có phạm vi hoạt động trong huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

3. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đối với hội

a) Xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội theo điểm b, c, Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ và Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ.

b) Có ý kiến bằng văn bản cho đối tượng thuộc thẩm quyền mình quản lý và quyết định, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể, tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường và phê duyệt điều lệ hội.

c) Cho ý kiến về nhân sự thuộc thẩm quyền mình quản lý tham gia các chức danh lãnh đạo chủ chốt hội; tham gia ý kiến về công tác nhân sự lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng ban) đối với các hội đặc thù của tỉnh, trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét.

d) Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương để các hội có cơ sở định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động của hội; tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao và khuyến khích hoạt động của hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực và của địa phương.

đ) Lấy ý kiến của các hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các hội tham gia đóng góp ý kiến với vai trò phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của tỉnh, ngành và của địa phương.

e) Rà soát, lập danh sách các hội thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương được thành lập không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét giải quyết.

g) Có ý kiến bằng văn bản với các cơ quan chức năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật và những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các hội thuộc thẩm quyền quản lý.

h) Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính của các hội, bảo đảm việc sử dụng tài chính đúng mục đích đã đề ra.

i) Theo dõi, đôn đốc các hội tiến hành đại hội nhiệm kỳ đúng thời gian quy định; đồng thời hướng dẫn hội xây dựng, sửa đổi điều lệ hội theo quy định của pháp luật.

k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện điều lệ hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với các hội thuộc thẩm quyền quản lý.

l) Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố định kỳ báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

[...]