ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2013/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày
29 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10
tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý
và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
48/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt
động kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND xã, phường, thị trấn (qua email);
- Báo AG; Đài PTTH AG; Phân xã AG;
- Cổng Thông tin điện tử (website) tỉnh;
- Trung tâm Công báo, tin học tỉnh – VPUBND tỉnh
(Đăng công báo);
- Lưu: VT, Phòng TH, QTTV, KSTT (2 bản).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
|
QUY ĐỊNH
VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm
vi áp dụng
1. Đối tượng: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) và
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
2. Phạm vi: Các quy định tại Quyết định này được
áp dụng đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và công tác truyền thông
hỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Chương II
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI
CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 2. Nội dung chi cho
hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
1. Chi cập nhật, công bố, công khai, kiểm soát
chất lượng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Chi cho đóng góp ý kiến, thẩm định, thẩm tra
đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật; chi lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia đối với quy định về thủ tục
hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành,
lĩnh vực chuyên môn phức tạp.
3. Chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy
định về thủ tục hành chính.
4. Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo,
tọa đàm lấy ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính, các phương án
đơn giản hoá thủ tục hành chính.
5. Chi tổ chức hội nghị; chi các đoàn công tác
kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành
chính, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ở
trong nước.
6. Chi thuê chuyên gia tư vấn chuyên ngành, lĩnh
vực.
7. Chi điều tra, khảo sát về công tác kiểm soát
thủ tục hành chính.
8. Chi điền phiếu đánh giá tác động thủ tục hành
chính.
9. Chi tổ chức các cuộc thi liên quan đến công
tác cải cách thủ tục hành chính.
10. Chi dịch thuật.
11. Chi làm thêm giờ.
12. Chi các đề tài nghiên cứu khoa học về công
tác kiểm soát thủ tục hành chính.
13. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm
soát thủ tục hành chính tại địa phương.
14. Chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, các sản phẩm
truyền thông hỗ trợ nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
15. Chi xây dựng báo cáo kết quả rà soát, đánh
giá theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.
16. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân cán
bộ, công chức có thành tích trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
17. Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp
đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 3. Quy định một số mức
chi cụ thể theo nội dung chi cho kiểm soát thủ tục hành chính
1. Chi cập nhật, công bố, công khai, kiểm soát
chất lượng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính:
a) Chi cập nhật dữ liệu có cấu trúc được tính theo
trường dữ liệu trên cơ sở số lượng ký tự trong 01 trường dữ liệu (đơn giá bao gồm
cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin; 01 trang văn bản tương ứng 46 dòng x 70
ký tự/dòng, tương đương bình quân). Cụ thể như sau:
Đối với trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1
trường (n) ≤ 15: 270 đồng/1 trường.
Đối với trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1
trường 15 < n ≤ 50: 350 đồng/1 trường.
Đối với trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1
trường (n) > 50: 405 đồng/1 trường.
b) Chi cập nhật dữ liệu phi cấu trúc được tính
theo trang dữ liệu (đơn giá bao gồm cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin). Cụ
thể như sau:
Trang tài liệu chỉ gồm các chữ cái, chữ số:
8.500 đồng/1 trang.
Trang tài liệu có bảng biểu kèm theo: 10.500 đồng/1
trang.
Trang tài liệu dạng đặc biệt có nhiều công thức
toán học, hoặc các ký tự đặc biệt: 12.500 đồng/1 trang.
c) Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính: 25.000 đồng/thủ tục.
d) Tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu
là văn bản in có sẵn:
Mức chi chuyển dữ liệu dạng văn bản in sang tập
tin (files) ảnh: mức chi bằng 30% mức chi nhập dữ liệu phi cấu trúc quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều này;
Số hóa các bức ảnh, lưu giữ hình ảnh dưới dạng 1
tập tin (files): mức chi bằng 30% mức chi nhập dữ liệu phi cấu trúc quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều này.
đ) Chi công bố công khai thủ tục hành chính: Chi
theo thực tế có hóa đơn và trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp trên phê duyệt.
e) Chi tổ chức các buổi lễ công bố thủ tục hành
chính, khen thưởng: Thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Chi cho xây dựng đóng góp ý kiến, thẩm định,
thẩm tra đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật; chi lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia đối với quy định về
thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên
ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp:
a) Chi cho xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
có quy định thủ tục hành chính: Thực hiện theo Điều 3 Quyết định số
29/2012/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định
về kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, hoàn thiện và kiểm tra, xử lý, rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
b) Chi cho ý kiến đóng góp có quy định thủ tục
hành chính: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày
16/3/2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây
dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân:
Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân
dân, quyết định của Ủy ban nhân dân: mức chi 200.000 đồng/văn bản.
Đối với dự thảo chỉ thị của Ủy ban nhân dân: mức
chi 150.000 đồng/văn bản.
c) Chi cho ý kiến thẩm định, thẩm tra (Báo cáo
thẩm định, thẩm tra hoặc văn bản thẩm định, thẩm tra): Thực hiện theo Thông tư
liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP như sau:
Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân
dân, quyết định của Ủy ban nhân dân: mức chi 500.000 đồng/văn bản thẩm định,
văn bản thẩm tra;
Đối với dự thảo chỉ thị của Ủy ban nhân dân: mức
chi 400.000 đồng/văn bản thẩm định, văn bản thẩm tra.
d) Chi lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia đối
với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp:
Nhận xét, đánh giá phản biện: 450.000 đồng/bài
viết;
Nhận xét, đánh giá của ủy viên hội đồng: 270.000
đồng/bài viết.
Chi lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của chuyên
gia (tối đa không quá 5 chuyên gia), nhà quản lý (trường hợp không thành lập hội
đồng): Công văn thẩm định (bài viết): 450.000 đồng/bài viết.
Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả
rà soát (tối đa không quá 5 chuyên gia cho 1 lần rà soát): 900.000 đồng/báo cáo
phân tích, đánh giá.
3. Chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy
định về thủ tục hành chính:
a) Chi lập mẫu rà soát: Thực hiện theo Thông tư
58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
b) Điền mẫu rà soát thủ tục hành chính: Thực hiện
theo Thông tư 58/2011/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Biểu mẫu thông kê: 30.000 đồng/thủ tục.
Biểu mẫu rà soát thủ tục hành chính: 40.000 đồng/thủ
tục.
4. Chi điền phiếu thông tin đánh giá tác động thủ
tục hành chính.
a) Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết, hợp lý và hợp
pháp: 40.000 đồng/thủ tục.
b) Biểu tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính: 90.000 đồng/thủ tục.
5. Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo,
tọa đàm lấy ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính, các phương án
đơn giản hoá thủ tục hành chính:
a) Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
b) Các thành viên tham dự họp: 100.000 đồng/người/buổi.
6. Chi tổ chức hội nghị; chi các đoàn công tác
kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành
chính, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ở
trong nước: Thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND.
7. Thuê chuyên gia tư vấn chuyên ngành, lĩnh vực:
a) Thuê chuyên gia tư vấn: 7.000.000 đồng /1 người/1
tháng;
b) Thuê chuyên gia lấy ý kiến theo văn bản:
540.000 đồng/văn bản.
8. Chi điều tra, khảo sát về công tác kiểm soát
thủ tục hành chính:
a) Chi cho các đối tượng cung cấp thông tin, tự
điền phiếu điều tra:
Chi cho cá nhân cung cấp thông tin đến 30 chỉ
tiêu: 25.000 đồng/phiếu;
Chi cho cá nhân cung cấp thông tin trên 30 chỉ
tiêu đến 40 chỉ tiêu: 35.000 đồng/phiếu;
Chi cho cá nhân cung cấp thông tin trên 40 chỉ
tiêu: 45.000 đồng/phiếu;
Chi cho tổ chức cung cấp thông tin đến 30 chỉ
tiêu: 60.000 đồng/phiếu;
Chi cho tổ chức cung cấp thông tin trên 30 chỉ
tiêu đến 40 chỉ tiêu: 75.000 đồng/phiếu;
Chi cho tổ chức cung cấp thông tin trên 40 chỉ
tiêu: 90.000 đồng/phiếu.
b) Chi thuê người dẫn đường, phiên dịch ở vùng
sâu, vùng xa:
Thuê dẫn đường có phiên dịch: 100.000 đồng/người/ngày;
Thuê dẫn đường không có phiên dịch: 70.000 đồng/người/ngày.
c) Chi trả thù lao cho cộng tác viên kiểm tra từng
lĩnh vực trong bộ thủ tục hành chính sắp công bố: 150.000 đồng/lĩnh vực;
9. Chi tổ chức các cuộc thi liên quan đến công
tác cải cách thủ tục hành chính: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số
73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc
lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật.
10. Chi dịch thuật: Thực hiện theo Quyết định số
62/2010/QĐ-UBND ngày 03/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chế độ
chi tiêu đón tiếp khách vào làm việc, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo
quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước bằng ngân sách địa phương trên địa
bàn tỉnh.
11. Chi làm thêm giờ: Thực hiện theo Thông tư
Liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội
vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
12. Chi các đề tài nghiên cứu khoa học về công
tác kiểm soát thủ tục hành chính: Thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học công
nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối
với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
13. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm
soát thủ tục hành chính tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
14. Chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, các sản phẩm
truyền thông hỗ trợ nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính: Thực hiện theo Thông
tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc đấu
thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các quy
định có liên quan.
a) Các sản phẩm truyền thông về nhuận bút cho
tác phẩm báo chí (Báo in, báo điện tử):
Tin trả lời bạn đọc: 100.000đồng /1 tin;
Tranh: 100.000đồng /1 tranh;
Ảnh: 100.000đồng /1 ảnh;
Chính luận: 1.000.000 đồng/1 bài;
Phóng sự, ký, bài phỏng vấn: 1.000.000 đồng/1
bài;
Văn học: 800.000 đồng/1nội dung;
Nghiên cứu: 1.000.000 đồng/1 nội dung;
Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
được cơ quan phát thanh, phát hình sử dụng. Thực hiện theo Điểm a Khoản 14 Điều
3 Quy định này.
b) Các sản phẩm truyền thông về nhuận bút trả
cho biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ đối với phát thanh:
Đối với thể loại tin trả lời bạn đọc: 30.000 đồng/1
tin;
Đối với thể loại (Chính luận, Phóng sự, ký, bài
phỏng vấn, nghiên cứu): 270 .000 đồng/bài;
Đối với thể loại văn học: 1.080.000 đồng/nội dung;
Đối với thể loại sân khấu, các loại hình nghệ
thuận biểu diễn khác. Tùy theo thể loại và quy mô tác phẩm, nhuận bút cho đạo
diễn, biên kịch được hưởng nhuận bút theo điểm a khoản 1 Điều 15 tại Nghị định
61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút.
c) Các sản phẩm truyền thông về nhuận bút trả
cho biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ đối với truyền hình:
Đối với thể loại tin trả lời bạn đọc: 90.000 đồng/1
tin;
Đối với thể loại (Chính luận, Phóng sự, Ký, bài
Phỏng vấn, nghiên cứu): 900.000 đồng/1 bài;
Đối với thể loại Văn học: 1.440.000 đồng/1 nội
dung;
Đối với thể loại sân khấu, các loại hình nghệ
thuận biểu diễn khác. Tùy theo thể loại và quy mô tác phẩm, nhuận bút cho đạo
diễn, biên kịch được hưởng nhuận bút theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định
61/2002/NĐ-CP.
d) Chi thiết kế pano, áp phích, tờ rơi tuyên
truyền cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính: Chi theo thực tế có hóa đơn
và trên cơ sở nguồn kinh phí theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
đ) Chi ứng dụng công nghệ thông tin:
Chi theo thực tế có hóa đơn và trên cơ sở nguồn
kinh phí được cấp trên phê duyệt bao gồm các khoản chi sau: Chi thiết kế, tạo lập,
mua sắm trang thiết bị thông tin; Chi cho
công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá; Chi phí thuê dịch vụ Internet, dịch
vụ kết nối mạng.
15. Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá theo
chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực:
a) Viết báo cáo phân tích theo chuyên đề:
900.000 đồng/báo cáo;
b) Viết báo cáo kết quả rà soát: 4.500.000 đồng/báo
cáo.
16. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân cán
bộ, công chức có thành tích trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính: thực
hiện theo quy định hiện hành về thi đua khen thưởng.
17. Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp
đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính: Thực hiện theo các quy định hiện
hành có liên quan.
Điều 4. Lập dự toán, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
1. Lập, bổ sung dự toán: Hàng năm, vào thời gian
lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt
động kiểm soát thủ tục hành chính của năm, tổng hợp chung trong dự toán ngân
sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp
để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ dự toán ngân
sách được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc (trong đó bao gồm kinh phí kiểm
soát thủ tục hành chính được bố trí vào kinh phí không tự chủ) sau khi có ý kiến
thẩm định của cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính được sử
dụng và quyết toán theo quy định hiện hành; cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển
sang năm sau tiếp tục sử dụng cho các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
b) Kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành
chính chi cho nội dung cụ thể thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục
ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
c) Cuối năm quyết toán kinh phí kiểm soát thủ tục
hành chính, tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị
theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Hướng dẫn thi hành
Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh căn cứ Quy định
này và các quy định của pháp luật hiện hành, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện
việc chi của các cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được
dẫn chiếu để áp dụng trong Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi
văn bản mới thì các nội dung được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh,
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng
hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.