UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
02/2008/QĐ-UBND
|
Cà
Mau, ngày 30 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC THU, NỘP TIỀN PHẠT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 89/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 194/TTr-STC ngày 28/12/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc thu, nộp
tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Thường
trực Ban An toàn giao thông tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển
khai và hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính,
Giao thông Vận tải; Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ TP);
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Website tỉnh Cà Mau;
- CV: KT, NC;
- Lưu VT. Tr 67/01.
|
TM.
UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thành Tươi
|
QUY ĐỊNH
VIỆC THU, NỘP TIỀN PHẠT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02 /2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008
của UBND tỉnh Cà Mau)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc thu
nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho tất cả
các đối tượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông gồm: lực lượng Công
an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Thanh tra giao thông vận tải;
Trạm cân kiểm xe; Cảng vụ đường thuỷ nội địa; Ban An toàn giao thông tỉnh và
các lực lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông tại
huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quản
lý và phân cấp nguồn thu
1. Tiền thu phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông được nộp vào Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn theo quy định.
2. Theo phân cấp ngân sách thì
tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông thuộc cấp
nào ra quyết định phạt thì ngân sách cấp đó hưởng 100%.
Điều 4. Tiền
thu từ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông phân bổ
cho các đối tượng tham gia, cụ thể như sau:
1. Trích 70% cho lực lượng Công
an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
2. Trích 10% cho lực lượng Thanh
tra giao thông vận tải hoạt động tại địa phương. Trong đó:
a) Trích 2% cho Trạm cân kiểm
tra xe (nếu có) nhưng tổng số tiền trích không quá 30% số thực thu tiền phạt nộp
vào tài khoản tạm giữ phát sinh tại Trạm cân.
b) Trích 2% cho Cảng vụ đường
thuỷ nội địa (nếu có) nhưng tổng số tiền trích không quá 40% số thực thu tiền
phạt nộp vào tài khoản tạm giữ phát sinh tại Cảng vụ.
3. Trích 10% cho Ban An toàn
giao thông tỉnh.
4. Trích 10% cho các lực lượng
khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông tại huyện,
thành phố, xã, phường, thị trấn (trừ lực lượng Công an và Thanh tra giao thông
vận tải địa phương).
Điều 5. Với
lực lượng Công an; Thanh tra giao thông vận tải, trích cho Trạm cân kiểm tra
xe, Cảng vụ đường thuỷ nội địa (nếu có) được coi là 100% được chi cho các nội
dung sau:
1. Dành 60% để chi cho các nội
dung sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế,
tiến tới giảm dần tốc độ gia tăng tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắt giao
thông.
b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng
trực tiếp tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
- Đối với lực lượng Công an giao
thông trực tiếp tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
+ Mức chi từ 700.000 đồng/người/tháng.
+ Cán bộ, chiến sỹ trực tiếp
tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm (bao gồm cả lực lượng
Công an chống đua xe trái phép ban đêm) được bồi dưỡng thêm 100.000 đồng/người/ca.
- Đối với cán bộ Thanh tra giao
thông vận tải, chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác đảm bảo
trật tự an toàn giao thông mức chi từ 700.000 đồng/người/tháng.
c) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ
bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo
đảm trật tự an toàn giao thông.
d) Chi thực hiện việc cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn.
đ) Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết,
tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
e) Chi sửa chữa thiết bị, phương
tiện, xăng dầu phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
g) Chi thông tin liên lạc, văn
phòng phẩm và chi khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
2. Dành 40% để mua sắm thiết bị
phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Việc mua sắm trang thiết
bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.
3. Đối với 10% trích cho Ban An
toàn giao thông chi cho các nội dung như sau:
- Chi bộ máy hoạt động của Ban
An toàn giao thông.
- Chi hoạt động, kiểm tra liên
ngành của Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Chi cho công tác phổ biến,
tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông của địa phương.
- Chi tổ chức đào tạo nghiệp vụ
về trật tự an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia bảo đảm trật
tự an toàn giao thông của địa phương.
- Chi cho sơ kết, tổng kết công
tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả
tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải toả hành lang an toàn giao
thông.
- Chi cho việc phổ biến pháp luật
trật tự an toàn giao thông trong trường học.
- Chi khác phục vụ công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông.
4. Đối với 10% trích cho các lực
lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông (tại khoản
4, điều 4): Sở Tài chính đề xuất, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định từng
trường hợp cụ thể.
5. Mức chi cụ thể cho các nội
dung trên được thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước, đối với những nội
dung chưa quy định mức chi, thủ trưởng đơn vị quyết định chi và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Lập
kế hoạch sử dụng và quyết toán việc sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự an toàn giao thông:
1. Lập kế hoạch sử dụng:
Đối với các đơn vị được hưởng tiền
thu phạt từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao
thông được quy định tại hướng dẫn này, căn cứ vào tình hình sử dụng tiền thu phạt
của năm trước và tình hình thực tế thu phạt trong năm để lập kế hoạch sử dụng
theo định mức, chế độ quy định gửi Sở Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình
UBND tỉnh quyết định kế hoạch chi từ nguồn thu xử phạt.
2. Thực hiện kế hoạch:
Định kỳ 15 ngày (đầu tháng, giữa
tháng) căn cứ số tiền phạt thực tế thu được do Kho bạc nhà nước tỉnh thông báo,
cơ quan Tài chính tạm trích số tiền thu phạt vi phạm hành chính cho các đối tượng
thụ hưởng theo tỷ lệ quy định, tháng sau điều chỉnh theo thực tế. Nếu số tạm
trích nhỏ hơn số được trích theo quy định thì được trích tiếp cho đủ mức quy định,
nếu số tạm trích lớn hơn số được trích theo quy định thì trừ vào số được trích
tháng sau.
3. Quyết toán tiền thu phạt:
Cuối năm, các đối tượng thụ hưởng
tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao
thông làm quyết toán gửi Ban An toàn giao thông và cơ quan Tài chính để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh phê duyệt. Số tiền thu phạt sự dụng không hết trong năm được
chuyển sang năm sau sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và
bổ sung cho việc đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên
địa bàn./.