Quyết định 02/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
Số hiệu | 02/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/01/2007 |
Ngày có hiệu lực | 28/01/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Bùi Ngọc Sương |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2007/QĐ-UBND |
Rạch Giá, ngày 18 tháng 01 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ quy định về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành ban hành Quy định về quản lý vận tải khách công công cộng
bằng xe buýt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang tại tờ trình số
276/TT-SGT ngày 04/12/2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.
Quyết định này thay thế cho Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giao cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02 /2007/QĐ-UBND ngày 18 /01/2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1- Quy chế này quy định về quản lý nhà nước; tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động vận tải khách bằng xe buýt; quản lý doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt và quyền hạn trách nhiệm của doanh nghiệp; quyền, lợi ích, nghĩa vụ của hành khách.
2- Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có đăng ký và được phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt (gọi tắt là doanh nghiệp) và hành khách đi xe buýt.
3- Những trường hợp có quy định khác của Chính phủ, bộ ngành liên quan thì áp dụng theo quy định đó.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt: là tuyến vận tải hành khách được xác định để xe buýt vận chuyển khách từ địa điểm này đến địa điểm khác trong phạm vi đô thị hoặc từ đô thị này đến đô thị khác lân cận.
Tuyến vận tải khách bằng xe buýt bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến như: hệ thống các điểm đầu, điểm cuối, trạm dừng, nhà chờ, đầu mối trung chuyển khách, bãi kỹ thuật (bãi hậu cần), bãi giữ xe cá nhân, hệ thống trang thiết bị thông tin trên tuyến.
2- Hành trình chạy xe: là tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được xác định cụ thể, có quy định điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ để xe buýt đón, trả khách dọc đường cho mỗi chuyến xe.
3- Lịch trình chạy xe của mỗi chuyến xe vận chuyển hành khách: là thời gian được xác định cho một hành trình chạy xe từ khi xuất phát đến khi kết thúc chuyến xe.
4- Biểu đồ chạy xe trên một tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt: là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2007/QĐ-UBND |
Rạch Giá, ngày 18 tháng 01 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ quy định về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành ban hành Quy định về quản lý vận tải khách công công cộng
bằng xe buýt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang tại tờ trình số
276/TT-SGT ngày 04/12/2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.
Quyết định này thay thế cho Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giao cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy chế quản lý và khai thác vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02 /2007/QĐ-UBND ngày 18 /01/2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1- Quy chế này quy định về quản lý nhà nước; tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động vận tải khách bằng xe buýt; quản lý doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt và quyền hạn trách nhiệm của doanh nghiệp; quyền, lợi ích, nghĩa vụ của hành khách.
2- Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có đăng ký và được phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt (gọi tắt là doanh nghiệp) và hành khách đi xe buýt.
3- Những trường hợp có quy định khác của Chính phủ, bộ ngành liên quan thì áp dụng theo quy định đó.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt: là tuyến vận tải hành khách được xác định để xe buýt vận chuyển khách từ địa điểm này đến địa điểm khác trong phạm vi đô thị hoặc từ đô thị này đến đô thị khác lân cận.
Tuyến vận tải khách bằng xe buýt bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến như: hệ thống các điểm đầu, điểm cuối, trạm dừng, nhà chờ, đầu mối trung chuyển khách, bãi kỹ thuật (bãi hậu cần), bãi giữ xe cá nhân, hệ thống trang thiết bị thông tin trên tuyến.
2- Hành trình chạy xe: là tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được xác định cụ thể, có quy định điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ để xe buýt đón, trả khách dọc đường cho mỗi chuyến xe.
3- Lịch trình chạy xe của mỗi chuyến xe vận chuyển hành khách: là thời gian được xác định cho một hành trình chạy xe từ khi xuất phát đến khi kết thúc chuyến xe.
4- Biểu đồ chạy xe trên một tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt: là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.
5- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: là việc sử dụng xe buýt vận chuyển khách có thu tiền.
6- Doanh nghiệp vận tải hành khách: là các tổ chức kinh doanh vận tải khách bằng ôtô được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
7- Vận tải khách bằng xe buýt: là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
8- Vé xe buýt: là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải giữa doanh nghiệp vận tải hành khách và hành khách đi xe, đồng thời là hoá đơn bán sản phẩm vận tải của doanh nghiệp vận tải hành khách.
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT
1- Phê duyệt quy hoạch mạng lưới luồng tuyến và quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến.
2- Công bố các tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật đối với hoạt động xe buýt; các mức giá vé; mức thu lệ phí bến; các chính sách miễn giảm giá vé và các chính sách ưu đãi đầu tư hoạt động xe buýt.
3- Công bố các ưu tiên trong lưu thông xe buýt.
4- Ban hành và sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý hoạt động xe buýt theo thẩm quyền.
1- Quyết định, công bố và điều chỉnh về hành trình mỗi tuyến xe buýt trên cơ sở quy hoạch mạng lưới luồng tuyến được phê duyệt; về số lượng xe (kể cả xe dự phòng) cho mỗi tuyến xe buýt; về chủng loại xe hoạt động trên từng tuyến.
2- Quyết định và công bố danh mục, địa điểm cụ thể của cơ sở hạ tầng cho mỗi tuyến xe buýt và thiết kế mẫu của trạm dừng, nhà chờ và là cơ quan chủ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của các tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
3- Công bố các loại ưu tiên trong lưu thông cho xe buýt trên từng tuyến đường cụ thể.
4- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh như: miễn giảm thuế, miễn giảm các loại phí…
5- Thẩm định và ban hành văn bản chấp thuận đăng ký khai thác tuyến của doanh nghiệp; chấp thuận phương tiện của doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến.
6- Phê duyệt, ban hành kế hoạch giảng dạy và giáo trình học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về hoạt động xe buýt cho lái, phụ xe và nhân viên phục vụ, bán vé xe buýt.
7- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tước quyền khai thác tuyến của doanh nghiệp xe buýt vi phạm quy định hiện hành về hoạt động xe buýt.
8- Xây dựng đề án thành lập cơ quan quản lý điều hành hoạt động xe buýt theo mô hình là đơn vị sự nghiệp có thu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập và thực hiện chức năng quản lý nước chuyên ngành đối cơ quan này.
Điều 5. Cơ quan quản lý điều hành hoạt động xe buýt, có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1- Quản lý, điều hành biểu đồ chạy xe của doanh nghiệp vận tải trên từng tuyến đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
2- Kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia khai thác tuyến; kiểm tra tiêu chuẩn xe buýt theo đăng ký của doanh nghiệp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi điều hành hoạt động khai thác tuyến.
3- Quản lý, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động khai thác trên các tuyến xe buýt để đảm bảo mạng lưới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ; điều động đột xuất các xe buýt để giải toả ách tắc, thiếu xe đột xuất trong mạng lưới xe buýt.
4- Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái, phụ xe và nhân viên phục vụ, bán vé xe buýt.
5- Thực hiện chức năng đại diện cho cơ quan chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo và quản lý cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải khách bằng xe buýt; tổ chức duy tu, bảo dưỡng hệ thống này.
6- Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến vận động nhân dân đi lại bằng xe buýt; tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và trả lời ý kiến của hành khách đi xe buýt.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE BUÝT
Điều 6. Thông tin trên các cơ sở hạ tầng xe buýt
1- Đối với trạm dừng, nhà chờ phải ghi rõ tên tuyến bằng số (mã số tuyến), tên trạm dừng, nhà chờ, giờ hoạt động của tuyến, thời gian giãn cách, giá vé và thông tin về chuyển tiếp các tuyến xe buýt khác.
2- Đối với nhà chờ phải có thông tin về hành trình chạy xe, lịch trình chạy xe, các số điện thoại để hành khách liên hệ, phản ảnh, góp ý và bản đồ hướng dẫn tuyến.
3- Tại các điểm đầu, điểm cuối tuyến phải có nhân viên điều hành hướng dẫn hành khách; phối hợp kiểm tra hoạt động của xe buýt trên tuyến và thông tin liên lạc, tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý tuyến.
Điều 7. Quản lý đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng xe buýt
1- Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải khách bằng xe buýt là nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc hình thức phối hợp, liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật.
2- Hệ thống trạm dừng, nhà chờ, biển báo cho hoạt động xe buýt phải được xây dựng, lắp đặt tại những địa điểm, vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, có kiểu dáng, kích thước thiết kế phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
3- Việc quảng cáo trên các trạm dừng, nhà chờ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành. Đối với nhà chờ phải dành diện tích ít nhất 02 m2 để thực hiện đúng Mục 2, Điều 6 của quy chế này.
4- Cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng có trách nhiệm phối hợp với Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan để đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh, mỹ quan cho các cơ sở hạ tầng xe buýt.
1- Thời gian xe buýt hoạt động phục vụ trong ngày trên tuyến ít nhất là 12 giờ/ngày và thực hiện theo biểu đồ đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt.
a- Đối với tuyến trong đô thị: thời gian giữa hai chuyến xe là 5 đến 10 phút vào giờ cao điểm, 15 đến 20 phút vào giờ thấp điểm.
b- Đối với tuyến từ đô thị này đến đô thị khác trong tỉnh: thời gian giữa hai chuyến xe là không quá 30 phút.
2- Doanh nghiệp khai thác xe buýt trên tuyến căn cứ biểu đồ chạy xe để bố trí đủ số lượng, đúng chủng loại xe đưa vào hoạt động; xe buýt phải chạy đúng giờ, dừng đúng trạm quy định theo biểu đồ chạy xe đã được công bố.
Điều 9. Phương tiện vận chuyển
1- Tiêu chuẩn xe buýt:
Xe buýt hoạt động khai thác trên tuyến phải là xe ôtô đảm bảo về điều kiện và niên hạn hoạt động quy định tại Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ, phù hợp Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06 ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; tuyệt đối không được làm ba ga trên mui xe để chở hàng; trên xe phải có chuông báo hiệu khi hành khách lên xuống xe và có đủ tay vịn cho hành khách.
2- Đặc điểm nhận dạng xe buýt:
a- Bên ngoài xe: Phía trước và phía sau xe phải có logo xe buýt theo quy định, có bảng nêu rõ tên tuyến, ghi tuyến xe bằng số; dọc theo hai bên thành xe phải thể hiện hành trình chạy xe; hai bên cửa xe phía trước ghi tên, số điện thoại của doanh nghiệp.
b- Bên trong xe: Niêm yết giá cước, nội quy chạy xe buýt, số điện thoại của cơ quan quản lý, điều hành xe buýt để giải đáp thắc mắc của hành khách.
c- Nội dung niêm yết, kích thước, phông chữ, cỡ chữ các loại thông tin do cơ quan quản lý, điều hành xe buýt quy định cụ thể và kiểm tra thực hiện.
3- Giấy tờ mang theo xe buýt khi hoạt động trên tuyến: Ngoài các loại giấy tờ mang theo được pháp luật quy định, xe buýt phải có Lệnh vận chuyển được cơ quan quản lý điều hành xác nhận và phù hợp với thời gian xe buýt hoạt động trên tuyến.
1- Vé xe buýt do các doanh nghiệp phát hành, có kiểu mẫu, kích thước theo quy định và phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương.
2- Có 3 loại vé: vé đi từng chặng, vé đi từng lượt và vé đi dài ngày (tháng, quý, năm).
3- Vé đi dài ngày gồm: vé đi một tuyến và vé đi nhiều tuyến của cùng doanh nghiệp.
4- Các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau để cùng phát hành một loại vé.
Điều 11. Lái xe và nhân viên bán vé, phục vụ
1- Lái xe phải có đủ điều kiện của người lái xe cơ giới đường bộ tham gia giao thông và thực hiện đúng quy định vận chuyển khách bằng xe ôtô được quy định tại Điều 53 và Khoản 2, 3 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ.
2- Nhân viên bán vé phải có trách nhiệm, tinh thần phục vụ khách tận tình, văn minh lịch sự; bán vé đúng giá và giao vé cho tất cả hành khách đúng quy định.
3- Lái xe và nhân viên bán vé khi làm nhiệm vụ phải đeo bảng tên, mặc đồng phục của doanh nghiệp, phải hiểu biết những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin về tuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ cho hành khách; giúp hành khách lên xuống xe an toàn và ổn định chỗ ngồi, nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật; không nhận chở xe gắn máy trên xe buýt.
4- Lái xe và nhân viên phải được bồi dưỡng về kiến thức quản lý và nghiệp vụ phục vụ vận tải hành khách theo chương trình được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phê duyệt và được cơ quan giảng dạy cấp giấy chứng nhận. Các doanh nghiệp phải lập danh sách lái xe và nhân viên phục vụ trên xe gửi cho cơ quan quản lý tuyến để theo dõi và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho lái xe và nhân viên chưa có giấy chứng nhận.
Điều 12. Đăng ký khai thác tuyến
1- Các doanh nghiệp vận tải khách có trụ sở hoặc chi nhánh trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đều được đăng ký tham gia khai thác tuyến vận tải khách bằng xe buýt.
2- Hồ sơ đăng ký lần đầu, bao gồm:
a- Giấy đăng ký khai thác vận tải khách bằng xe buýt (theo mẫu số 01).
b- Phương án chạy xe (theo mẫu số 05).
c- Bản sao các giấy tờ sau (có công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu):
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có ngành nghề kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt.
- Giấy chứng nhận đăng ký xe của những xe trong danh sách đăng ký.
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký.
Hồ sơ đăng ký lần đầu của doanh nghiệp gửi đến Sở Giao thông vận tải để xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận.
d- Thời hạn đăng ký là 60 ngày kể từ ngày công bố tuyến.
đ- Ngoài thời hạn trên, các doanh nghiệp có nguyện vọng kinh doanh khai thác vận tải khách bằng xe buýt lập hồ sơ đăng ký gửi cơ quan quản lý tuyến vào tháng 10 hàng năm để được xem xét giải quyết.
3- Hồ sơ đăng ký bổ sung xe vào tuyến:
a- Giấy đăng ký bổ sung xe vào tuyến (theo mẫu số 02).
b- Bản sao các giấy tờ sau (có công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu):
- Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải khách bằng xe buýt của Sở Giao thông vận tải.
- Giấy chứng nhận đăng ký xe của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung.
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung.
4- Hồ sơ đăng ký thay xe khai thác tuyến:
a- Giấy đăng ký thay xe vào tuyến (theo mẫu số 03).
b- Bản sao các giấy tờ sau (có công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu):
- Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải khách bằng buýt của Sở Giao thông vận tải.
- Giấy chứng nhận đăng ký xe của những xe trong danh sách đăng ký thay xe.
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe đăng ký trong danh sách thay xe.
5- Mỗi xe được đăng ký khai thác tối đa hai tuyến vận tải khách bằng xe buýt. Khi nộp hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm cung cấp, xuất trình các giấy tờ liên quan và chứng minh được lịch hoạt động ổn định của phương tiện trên từng tuyến.
6- Trường hợp ngừng khai thác: trước khi ngừng khai thác tuyến doanh nghiệp có giấy đề nghị nêu rõ lý do gửi cơ quan quản lý tuyến theo mẫu quy định (mẫu số 04). Doanh nghiệp không được tự động ngừng khai thác tuyến khi chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý tuyến.
Điều 13. Tiếp nhận, thẩm định và chấp thuận khai thác tuyến
1- Sau khi công bố tuyến, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định những nội dung đăng ký và phương án chạy xe của doanh nghiệp. Chậm nhất là 15 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ phải thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến. Trường hợp, không chấp thuận phải nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
Nội dung thẩm định:
- Phương án chạy xe.
- Tiêu chuẩn, đặc điểm phương tiện.
- Giá cước.
- Các dịch vụ kèm theo.
2- Trường hợp có từ hai doanh nghiệp trở lên đăng ký khai thác trên cùng một tuyến, Sở Giao thông vận tải hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý điều hành hoạt động xe buýt tổ chức Hội nghị hiệp thương để xây dựng biểu đồ, lịch trình chạy xe trên tuyến cho từng doanh nghiệp và xây dựng nội quy khai thác tuyến giữa các đơn vị cùng tham gia và hình thức xử lý vi phạm nội quy đó. Cơ quan quản lý tuyến được quyết định theo thẩm quyền những nội dung mà các doanh nghiệp không thống nhất tại hội nghị hiệp thương.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP THAM GIA KHAI THÁC TUYẾN XE BUÝT VÀ QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 14. Các doanh nghiệp có nguyện vọng khai thác tuyến vận tải khách bằng xe buýt phải lập thủ tục đăng ký theo quy định này để được hướng dẫn và kiểm tra năng lực và điều kiện tham gia kinh doanh.
Điều 15. Điều kiện tham gia vận tải khách bằng xe buýt
1- Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2- Có chức năng kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
3- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tham gia vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 16. Quyền hạn và trách nhiệm của Doanh nghiệp tham gia khai thác vận tải khách bằng xe buýt
1- Quyền hạn:
a- Được đăng ký khai thác tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b- Đưa xe đã đăng ký khai thác trên tuyến vào thực hiện biểu đồ chạy xe đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
c- Được đăng ký màu sơn riêng, tên hoặc biểu tượng của doanh nghiệp, tuyến khai thác lên thân xe theo quy định của pháp luật.
d- Được khiếu nại, tố cáo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nội dung của quy chế này, hoặc cản trở kinh doanh đúng pháp luật.
2- Trách nhiệm:
a- Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Khoản 2, 3 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ.
b- Bố trí xe đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đã đăng ký và thực hiện đúng biểu đồ chạy xe đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
c- Tổ chức chạy xe đúng lịch trình, hành trình đã quy định.
d- Bố trí lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đã được ký hợp đồng lao động và phù hợp với thời gian làm việc trên tuyến, đồng thời đảm bảo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
QUYỀN, LỢI ÍCH VÀ NGHĨA VỤ CỦA HÀNH KHÁCH
Điều 17. Quyền, lợi ích của hành khách
1- Hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý xách tay không quá 10kg và diện tích của hành lý mang theo chiếm tối đa 0,10m2 sàn xe.
2- Được cung cấp miễn phí các thông tin về xe buýt.
3- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại về người, về tài sản khi đi xe buýt nếu thiệt hại đó do lái xe, nhân viên phục vụ trên xe gây ra.
4- Được yêu cầu xử lý và công bố kết quả xử lý các khiếu nại đối với những hành vi vi phạm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
5- Được góp ý, phản ánh những ưu, khuyết điểm của cơ quan quản lý, của doanh nghiệp, lái xe, nhân viên phục vụ qua các kênh thông tin.
6- Trẻ em dưới 07 tuổi có người lớn đi kèm khi đi xe buýt được miễn mua vé.
7- Yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt khi đã trả tiền.
Điều 18. Nghĩa vụ của hành khách
1- Hành khách đi xe buýt phải mua vé và xuất trình vé khi có yêu cầu kiểm soát của nhân viên kiểm soát.
2- Hành khách đi xe buýt phải thực hiện đúng nội quy và chấp hành theo hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; giữ trật tự và vệ sinh môi trường. Trường hợp vi phạm, gây thiệt hại đến người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3- Hành khách khi đi xe buýt không được mang theo hàng hoá bị cấm lưu thông, hàng hoá cồng kềnh, hàng tanh hôi, súc vật, chất dễ nổ dễ cháy.
Các cơ quan, tổ chức quản lý tuyến, doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp tích cực vào phát triển hệ thống vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thu hút được nhiều người dân đi xe buýt tăng số lượng vận chuyển thì được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Các hành vi vi phạm và xử lý
1- Đối với cán bộ, nhân viên ngành Giao thông vận tải không thực hiện đủ, đúng nhiệm vụ theo quy định này sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh cán bộ công chức. Trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Đối với doanh nghiệp vận tải khách bằng xe buýt:
a- Doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung đăng ký với cơ quan quản lý tuyến và nội dung quy chế này sẽ bị xử lý theo nội dung Nội quy khai thác tuyến và Quyết định số 3633/2003/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2003 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm trong quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ôtô.
b- Trường hợp tái phạm từ ba lần trở lên đối với các hành vi như: Bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe không đúng quy định; thu quá giá cước, thu tiền nhưng không giao vé cho hành khách; chạy sai hành trình, bỏ chuyến, bỏ tuyến; xe đậu, đỗ tại các trạm dừng không đúng quy định:
- Doanh nghiệp bị tước quyền khai thác tuyến đang hoạt động và không cho tham gia khai thác tuyến có thời hạn hoặc vĩnh viễn các tuyến trên toàn mạng lưới vận tải khách bằng xe buýt của tỉnh.
- Trường hợp chủ xe là xã viên hợp tác xã vận tải bị loại xe ra khỏi tuyến đang hoạt động và không được tham gia khai thác trên các tuyến thuộc mạng lưới vận tải khách bằng xe buýt của tỉnh.
- Lái xe và nhân viên phục vụ bị sa thải.
3- Các tổ chức, cá nhân vi phạm về thanh tra, kiểm tra hoặc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật quy định.
4- Hành khách đi xe buýt không mua vé, gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, mua bán trên xe sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
1- Các doanh nghiệp đang khai thác tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành có trách nhiệm hoàn thành thủ tục theo Quy chế này.
2- Các tuyến xe buýt, xe ô tô buýt hiện đang hoạt động mà chưa đủ các điều kiện quy định tại Quy chế này, được phép hoạt động đến hết năm 2008.
3- Giám đốc Sở Giao thông vận tải cùng các Sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các doanh nghiệp vận tải khách bằng xe buýt, các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm thi hành Quy chế này.