Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 02/2005/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi nhốt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 02/2005/QĐ-BNN
Ngày ban hành 05/01/2005
Ngày có hiệu lực 31/01/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hứa Đức Nhị
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 02/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI NHỐT.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
Căn cứ nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
Căn cứ Công văn số 2822/VPCP-NN ngày 07/6/2004 của Văn phòng Chính phủ về ph­ương án xử lý gấu nuôi nhốt tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý gấu nuôi nhốt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI NHỐT
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 02/2005/QĐ-BNN ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tất cả cá thể gấu đang được nuôi nhốt tại Việt Nam. Những cá thể gấu thuộc các đoàn xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, Thảo cầm viên Sài Gòn và V­ườn thú Hà Nội thì chỉ lập danh sách gấu nuôi nhốt gửi Chi Cục Kiểm lâm sở tại, không tiến hành đánh dấu bằng thiết bị điện tử.

Điều 2. Các nguyên tắc quản lý

1. Việc nuôi nhốt gấu (trừ các đoàn xiếc và v­ườn thú) là trái với quy định tại Điều 3, Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2822/VPCP-NN ngày 07/6/2004 của Văn phòng Chính phủ tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang nuôi gấu (sau đây gọi là chủ hộ nuôi gấu) có trách nhiệm đăng ký, đánh dấu bằng thiết bị điện tử (sau đây gọi là gắn chíp) và lập hồ sơ quản lý đối với tất cả các cá thể gấu thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Quy định này tại cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tỉnh không có Cơ quan Kiểm lâm.

Thời hạn đăng ký gấu nuôi nhốt trên toàn quốc là 28/02/2005. Từ ngày 01/3/2005 trở đi tất cả các chủ hộ nuôi gấu không đăng ký, nuôi mới trái phép đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi lập hồ sơ quản lý, chủ hộ nuôi gấu có trách nhiệm tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng gấu cho đến hết đời của nó theo các quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ tiếp nhận lại gấu trong những trường hợp đặc biệt và khi có đủ điều kiện.

3. Chủ hộ nuôi gấu phải trả chi phí cho việc gắn chíp gấu nuôi nhốt.

4. Việc lập hồ sơ quản lý và gắn chíp gấu nuôi nhốt không có nghĩa là Nhà nước công nhận sự hợp pháp của chủ hộ nuôi gấu không có nguồn gốc hợp pháp, mà chỉ nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhất, chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên về nuôi.

Điều 3. Trình tự, thủ tục gắn chíp và lập hồ sơ quản lý

1. Tiến hành thống kê về hiện trạng gấu nuôi nhốt (theo Mẫu biểu 1 kèm theo) .

2. Lập kế hoạch cụ thể về việc gắn chíp, số lượng gấu được chấp nhận chuyển giao cho trung tâm cứu hộ.

3. Thông báo kế hoạch cụ thể về việc gắn chíp tới từng chủ hộ nuôi gấu trước 01 tuần.

4. Chủ hộ nuôi gấu phải ký cam kết thực hiện việc gắn chíp và quản lý, bảo vệ gấu (theo Mẫu biểu 2 kèm theo).

Điều 4. Tổ chức gắn chíp

1. Chíp điện tử được gắn vào dưới da tất cả các cá thể gấu nuôi nhốt, quy định tại Điều 1 Quy định này. Thiết bị chíp điện tử gồm đầu đọc, máy gắn chíp và chíp điện tử. Mỗi con gấu được gắn 01 chíp có mã số r1êng để theo dõi.

2. Việc gắn chíp do người có chuyên môn, nghiệp vụ do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cử thực hiện.

[...]