ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2022/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu,
ngày 04 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương số
47/2019/QH14 ngày 22/11/2019.
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm
2019.
Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17
tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 211/TTr-SXD ngày 08/12/2021, các hồ sơ kèm theo;
thống nhất của Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh cuộc họp ngày 28/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý kiến trúc trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Giao
Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên
quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng;
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ Xây dựng (báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT;
các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH; Đại biểu HĐND tỉnh (giám sát);
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- CVP, PCVP Vĩ;
- Lưu VT, T (T16).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tấn Cận
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy định này phân cấp về quản lý các công
trình kiến trúc có giá trị và quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Phân công
trách nhiệm quản lý các công trình kiến trúc có giá trị
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thành lập Hội đồng tư vấn kiến trúc tỉnh theo quy định tại Điều 16 Luật Kiến
trúc (trong trường hợp cần thiết).
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa
bàn tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Kiến trúc; làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng và chủ trì báo cáo thẩm định. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định
thành lập Hội đồng thẩm định khi Sở Xây dựng trình.
c) Tiếp nhận, rà soát, đánh giá các công
trình kiến trúc do các tổ chức, cá nhân đề xuất đưa vào danh mục công trình kiến
trúc có giá trị.
2. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập, điều chỉnh danh mục công
trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh.
b) Tham gia Hội đồng thẩm định danh mục công
trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh; làm nhiệm vụ phản biện trong Hội
đồng thẩm định.
3. Sở Tài chính
Tham mưu đề xuất trình cấp thẩm quyền bố trí
kinh phí cho các đơn vị thực hiện công tác lập và thực hiện việc rà soát, đánh
giá, phân loại các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh trong dự
toán hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách.
4. Ủy ban dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến
trúc có giá trị trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
b) Tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu kiến
trúc để làm cơ sở lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên
địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
c) Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng
tư vấn về kiến trúc tỉnh (trường hợp được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thành lập), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ
tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa
bàn thuộc phạm vi quản lý.
d) Tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh hồ sơ
theo ý kiến của Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
đ) Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá các
công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Xây
dựng (Thường trực Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị)
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh danh mục công trình kiến
trúc có giá trị phù hợp tình hình, điều kiện thực tế.
Điều 4. Phân công
trách nhiệm về quy chế quản lý kiến trúc
1. Sở Xây dựng
a) Thành lập Hội đồng thẩm định quy chế quản
lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh, tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên
quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị
định số 85/2020/NĐ-CP. Lãnh đạo Sở Xây dựng làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo,
thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị trước
khi phê duyệt.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố công bố quy chế quản lý kiến trúc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
Tham mưu đề xuất trình cấp thẩm quyền bố trí
kinh phí cho các đơn vị thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến
trúc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong dự toán hàng năm
theo khả năng cân đối ngân sách.
3. Ủy ban dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị; phê
duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn
thuộc phạm vi quản lý.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có chức năng
phù hợp tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa
bàn thuộc phạm vi quản lý.
c) Báo cáo, thông qua Hội đồng nhân dân cùng
cấp trước khi phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông
thôn trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
d) Tổ chức công bố quy chế quản lý kiến trúc
trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Nghị
định số 85/2020/NĐ-CP.
đ) Tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến
trúc theo các biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số
85/2020/NĐ-CP.
e) Tổ chức rà soát, đánh giá quá trình
thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất. Kết quả rà
soát, đánh giá phải được báo cáo bằng văn bản thông qua Sở Xây dựng trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xử lý.
g) Bố trí nguồn kinh phí ngân sách địa
phương theo khả năng cân đối hằng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện
quy chế quản lý kiến trúc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm triển khai,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội
dung được phân cấp tại Quy định này tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 6. Điều khoản
thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có
khó khăn, vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan nhanh chóng phản
ảnh về Sở Xây dựng để hướng dẫn giải quyết. Trường hợp vượt thẩm quyền,
Sở Xây dựng tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.