HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
6-LCT/HĐNN8
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 5 năm 1988
|
PHÁP LỆNH
KẾ TOÁN VÀ THỐNG KÊ
Để góp phần tăng cường quản
lý kinh tế - tài chính của các cấp, các ngành, thực hiện việc kiểm kê, kiểm
soát của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần
kinh tế và khai thác các tiềm năng của đất nước;
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm những thông tin bằng
số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác và thống nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành và trong
cả nước;
Căn cứ Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định chế độ kế toàn và thống kê áp dụng trong nền kinh tế quốc
dân.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1
1- Tất cả các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh; các đơn
vị tập thể và tư nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh; các cơ quan và tổ chức có
sử dụng kinh phí của Nhà nước, của đoàn thể (gọi chung là đơn vị) phải chấp
hành chế độ kế toán, thống kê quy định trong Pháp lệnh này.
2- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện chế độ kế toán và thống kê theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn
quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thừa nhận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và thống kê
Việt Nam.
Điều
2:
Công tác kế
toán, công tác thống kê phải thực hiện thống nhất trong phạm vi nền kinh tế quốc
dân về:
1- Hệ thống chứng từ ghi chép
ban đầu;
2- Hệ thống tài khoản và sổ
sách;
3- Hệ thống biểu mẫu báo cáo;
4- Hệ thống và phương pháp tính
các chỉ tiêu kinh tế, tài chính;
5- Phân ngành kinh tế quốc dân,
loại hình kinh tế, các bảng danh mục, phân loại, mã hoá và mục lục ngân sách
Nhà nước;
6- Các đơn vị đo lường;
7- Niên độ kế toán, thống kê.
Hệ thống chứng từ, biểu mẫu báo
cáo kế toán, thống kê phải tinh giảm, thiết thực, không trùng lắp.
Điều
3:
Tại mỗi xí
nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh phải có kế toán trưởng.
Kế toán trưởng giúp giảm đốc xí
nghiệp tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống kế, đồng
thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế, tài chính ở xí nghiệp.
Hội đồng bộ
trưởng ban hành Điều lệ kế toán trưởng áp dụng thống nhất cho các xí nghiệp quốc
doanh, công tư hợp doanh.
Điều
4
1- Những người
làm công tác kế toán, thống kê có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo sự
hướng dẫn của cơ quan kế toán, thống kê cấp trên.
2- Những người làm công tác kế
toán trong xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã, đơn vị có sử dụng
kinh phí của Nhà nước và đoàn thể không được kiêm nhiệm giữ kho, giữ quỹ, làm
tiếp liệu.
Điều
5
Hệ thống
thông tin thống kê của Nhà nước gồm:
1- Hệ thống thông tin thống kê tập
trung do Tổng cục thống kê tổ chức thực hiện, gồm các thông tin chủ yếu về tình
hình kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Hệ thống này được
thu thập và tổng hợp từ thông tin của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác
thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan địa phương và đơn vị cơ sở theo nguyên tắc
tập trung và thống nhất.
2- Hệ thống thông tin thống kê của
các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban
nhân dân các cấp gồm những thông tin để cung cấp cho hệ thống thông tin thống
kê tập trung và những thông tin để đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành và địa
phương.
Điều
6
1- Số liệu,
tài liệu kế toán, thống kê là số liệu, tài liệu có giá trị pháp lý để đánh giá
kết quả sản xuất, kinh doanh, thực hiện kế hoạch và các nghĩa vụ của đơn vị.
2- Những số liệu
kế toán, thống kê thuộc bí mật Nhà nước phải quản lý và sử dụng theo chế độ bảo
mật.
3- Thẩm quyền và thể thức công bố
số liệu kế toán, thống kê do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều
7
Nghiêm cấm
các hành vi sau đây:
1- Giả mạo chứng từ, lập sổ
sách, báo cáo kế toán thống kê sai sự thật.
2- Huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo
cáo kế toán và thống kê khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định.
3- Khai man số liệu, báo cáo sai
sự thật hoặc ép buộc người khác khai man số liệu, báo cáo sai sự thật.
4- Để ngoài sổ sách kế toán tài
sản, vật tư, tiền vốn và kinh phí.
5- Làm lộ bí mật những số liệu kế
toán, thống kê thuộc bí mật Nhà nước.
6- Sử dụng các loại chứng từ, biểu
mẫu không hợp lệ.
Chương
2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ
Điều
8
Ghi chép
ban đầu:
1- Mọi hoạt động
kinh tế, tài chính phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trong đơn vị đều phải được lập
ngay chứng từ gốc theo đúng mẫu do Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê quy định.
2- Chứng từ gốc chỉ lập một lần
và phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật, chính xác mọi hoạt động kinh tế,
tài chính đã phát sinh, phải có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của
đơn vị theo tính chất của từng loại chứng từ.
Điều
9
Phương
pháp ghi chép kế toán, thống kê:
Việc ghi chép kế toán, thống kê phải
theo đúng các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tài chính và Tổng cục thống
kê quy định.
Điều
10
Tài khoản
và sổ kế toán:
Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ
kế toán chính thức. Số kế toán phải mở theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ
Tài chính quy định hoặc hệ thống tài khoản kế toán do các Bộ, Tổng cục quy định
phù hợp với các hoạt động đặc thù của ngành sau khi được Bộ Tài chính thoả thuận
bằng văn bản.
Căn cứ ghi sổ kế toán là chứng từ
kế toán. Ghi sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục, không được tẩy xoá. Mở sổ và
khoá số kế toán phải theo đúng các quy định của Bộ Tài chính.
Điều
11
Kiểm kê
tài sản:
Hết niên độ kế toán các đơn vị
phải kiểm kê tài sản và phản ảnh kết quả kiểm kê tài sản vào sổ kế toán trước
khi lập báo cáo quyết toán năm. Ngoài ra, các đơn vị phải kiểm kê tài sản trong
các trường hợp khác theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng và theo chế độ kiểm
kê tài sản.
Điều
12
Báo cáo kế
toán, thống kê:
1- Các đơn vị phải lập đầy đủ và
nộp đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định của cơ quan có thẩm
quyền.
2- Báo cáo kế toán, thống kê phải
chính xác. Tính toán các chỉ tiêu phải theo đúng nội dung và phương pháp do Bộ
Tài chính và Tổng cục thống kê quy định.
3- Báo cáo kế toán, thống kê của
các đơn vị phải lập trên cơ sở số liệu của các sổ kế toán, thống kê, các chứng
từ; báo cáo kế toán, thống kê của các cơ quan quản lý cấp trên phải tổng hợp
theo số liệu báo cáo của các đơn vị trực thuộc.
4- Những người có nhiệm vụ lập
và ký duyệt các báo cáo kế toán, thống kê phải chịu trách nhiệm về sự chính xác
của số liệu thuộc phạm vi chức năng của mình.
Điều
13
Điều tra
thống kê:
1- Hội đồng bộ trưởng quyết định
và chỉ đạo thực hiện các cuộc tổng điều tra thống kê trên phạm vi lớn, có liên
quan đến ngành, nhiều lĩnh vực.
2- Tổng cục thống kê quyết định
và chỉ đạo thực hiện các cuộc điều tra thống kê định kỳ và không định kỳ để thu
thập những thông tin kinh tế - xã hội, thuộc phạm vi chức năng đã được Hội đồng
bộ trưởng quy định.
3- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các
cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp được tổ chức
các cuộc điều tra thống kê trong phạm vi quản lý để thu thập những thông tin cấn
thiết theo yêu cầu quản lý của ngành, địa phương sau khi có sự đồng ý bằng văn
bản của Tổng cục thống kê và phải gửi kết quả các cuộc điều tra này cho Tổng cục
thống kê.
4- Các đơn vị và mọi công dân có
trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác các số liệu có liên quan theo đúng nội
dung và thời gian quy định của các cuộc điều tra thống kê.
5- Trong các cuộc điều tra thống
kê, trưởng ban điều tra và người trực tiếp phụ trách thống kê ở mỗi cấp, mỗi
ngành chịu trách nhiệm về sự sai sót của số liệu điều tra thuộc phạm vi phụ
trách.
Điều
14
Kiểm tra
kế toán, thống kê:
1- Các cơ quan tài chính, thống
kê và các cơ quan chủ quản phải kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, thống
kê một cách thường xuyên và có hệ thống đối với các đơn vị theo chức năng và
quyền hạn của mình.
2- Việc kiểm tra kế toán phải được
thực hiện ở đơn vị ít nhất mỗi năm một lần và nhất thiết phải được thực hiện
trước khi xét duyệt quyết toán.
3- Thủ trưởng và kế toán trưởng
hoặc người phụ trách kế toán phải chấp hành lệnh kiểm tra định kỳ và bất thường
của cơ quan tài chính, thống kê và cơ quan chủ quản, đồng thời có trách nhiệm tổ
chức kiểm tra công tác kế toán và thống kê trong nội bộ đơn vị.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA
CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, CÁC ĐƠN VỊ TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ
THỐNG KÊ
Điều
15
Bộ Tài
chính và Tổng cục thống kê giúp Hội đồng bộ trưởng quản lý thống nhất công tác
kế toán và thống kê trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều
16
Các Bộ, Uỷ
ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các
cấp chịu trách nhiệm quản lý công tác kế toán, thống kê trong ngành và địa
phương, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật và cán bộ chuyên môn cần thiết
cho hoạt động kế toán, thống kê của ngành, địa phương.
Điều
17
Thủ trưởng
và kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị có trách nhiệm tổ chức
thực hiện công tác kế toán và thống kê, đồng thời chịu trách nhiệm về sự trung
thực của số liệu kế toán và thống kê của đơn vị.
Chương
4:
XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
Điều
18
Người nào
vi phạm chế độ kế toán và thống kê thì bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính
theo quy định của Hội đồng bộ trưởng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật hình sự.
Chương
5:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều
19
Pháp lệnh
này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 10 năm 1988.
Những quy định trước đây trái với
Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều
20
Hội đồng
bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà
Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1988