Nghị quyết 95/2013/NQ-HĐND về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2013 - 2020

Số hiệu 95/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/07/2013
Ngày có hiệu lực 21/07/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Niê Thuật
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/2013/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật; Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 28/TTr-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 34/BC-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua Nghị quyết về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2013 - 2020, với những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung.

Phát triển trợ giúp pháp lý ổn định, bền vững; cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; phát huy vai trò nòng cốt của trợ giúp pháp lý nhà nước, đồng thời huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt động trợ giúp pháp lý; đảm bảo nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Trung ương và địa phương về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể.

- Giai đoạn 2013 - 2015

+ Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý đảm bảo ít nhất 50% người dân biết về quyền được trợ giúp pháp lý của họ; biết về các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, nắm được địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện truyền thông, trợ giúp pháp lý ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của đối tượng hưởng trợ giúp pháp lý và nhân dân trong tỉnh.

+ Đáp ứng ít nhất 90% nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng ở các lĩnh vực pháp luật; hoàn thành từ 80% trở lên số vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu;

+ Đảm bảo 100% vụ án có Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư cộng tác viên bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, bị can, bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; từ 20% đến 30% vụ việc có sự tham gia của trợ giúp pháp lý từ giai đoạn điều tra hoặc khởi tố vụ án;

+ Tăng số vụ việc tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Đảm bảo từ 30% trở lên kiến nghị thi hành pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được giải quyết triệt để;

+ Đảm bảo ít nhất 70% vụ việc đạt chất lượng, trong đó có trên 20% vụ việc trở lên được đánh giá đạt chất lượng tốt theo Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Giai đoạn 2016 - 2020

+ Tăng cường, đa dạng hóa hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý. Đảm bảo ít nhất 80% người dân được biết về quyền được trợ giúp pháp lý của họ và các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;

+ Từ 70% - 80% người dân khi tiếp cận với các cơ quan công quyền có liên quan đến pháp luật đều được hướng dẫn về quyền được trợ giúp pháp lý của họ; đảm bảo 100% cán bộ ở các cơ quan tiếp dân, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng nắm được các quy định về trợ giúp pháp lý và quyền của người dân về trợ giúp pháp lý;

+ Đáp ứng 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng ở các lĩnh vực pháp luật; hoàn thành từ 90% số vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu;

+ Đảm bảo 100% vụ án có Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư, cộng tác viên bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, bị can, bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; khoảng 30% đến 50% vụ việc có sự tham gia của trợ giúp pháp lý từ giai đoạn điều tra hoặc khởi tố vụ án; tăng 50% số vụ việc tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý so với giai đoạn 2013 - 2015;

+ Đảm bảo từ 50% kiến nghị thi hành pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được giải quyết triệt để;

+ Đảm bảo ít nhất 80% vụ việc trở lên đạt chất lượng, trong đó có trên 30% vụ việc được đánh giá đạt chất lượng tốt theo Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ