HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 94/2006/NQ-HĐND
|
Tuyên Quang, ngày
08 tháng 12 năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH MỨC THU, ĐỐI TƯỢNG THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÍ
VÀ LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ
phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư
số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 55/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
"Về ban hành mức thu, đối tượng thu, công tác quản lý, sử dụng một số loại
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang"; Báo cáo thẩm tra số 58/BC - KTNS16 ngày 02 tháng 12
năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy
định mức thu, đối tượng thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí
và lệ phí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (có Quy định kèm theo).
Điều 2. Giao
cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng
quy định.
Điều 3. Giao
cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2007 và thay thế Nghị quyết số 37/2004/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12
năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 3./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sáng Vang
|
QUY ĐỊNH
MỨC
THU, ĐỐI TƯỢNG THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÍ VÀ LỆ
PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm
theo Nghị quyết số 94/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh khoá XVI, kỳ
họp thứ 7)
I/ CÁC LOẠI PHÍ
1. Phí đo đạc lập bản đồ địa chính:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc
được phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu phí: Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND
các huyện, thị xã có đủ điều kiện hoạt động đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 60% để lại cho đơn vị tổ chức thu trang
trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: chi phí vật tư, văn
phòng phẩm, điện nước, công lao động hợp đồng, bồi dưỡng công ngoại nghiệp, làm
thêm giờ, khen thưởng, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc phục vụ cho công tác đo đạc,
lập bản đồ địa chính và các chi phí khác phục vụ việc thu phí.
+ 40% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
*/ Riêng đối với phí in bản đồ địa chính được
để lại 80% trên tổng số thu cho đơn vị tổ chức thực hiện thu để trang trải các
chi phí trực tiếp cho việc in ấn bản đồ và thu phí; 20% nộp vào ngân sách địa
phương.
2. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải
thẩm định hồ sơ theo qui định. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối
với cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu phí: Sở Tài
nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và
Môi trường các huyện, thị xã.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 40% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thẩm định và thu phí như: chi
phí vật tư, văn phòng phẩm, chi làm đêm, thêm giờ, công tác phí, khen thưởng và
các chi phí khác phục vụ việc thu phí.
+ 60% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Phí chợ:
Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân buôn
bán trong các chợ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu phí: Ban quản
lý chợ do UBND các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn thành lập trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 70% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho quản lý chợ và các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu
phí.
+ 30% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
bù đắp chi phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp lại chợ.
* Đối với các chợ do tư nhân đầu tư xây
dựng hoặc các chợ do nhà nước đầu tư nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền
giao cho các tổ chức và cá nhân nhận thầu quản lý, kinh doanh chợ theo quy định
của pháp luật hoặc các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh khai thác quản lý chợ
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số thu được để lại 100% cho đơn
vị tổ chức kinh doanh và các đơn vị kinh doanh khai thác quản lý chợ phải nộp
thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phí đấu giá:
- Đối tượng nộp phí: Người có tài sản bán đấu
giá (chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản hoặc cá
nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo qui định của pháp luật)
và người tham gia đấu giá tài sản .
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu phí: Trung
tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản, các doanh nghiệp
bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được cấp có thẩm quyền quyết
định thành lập.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho các khoản phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: chi phí niêm
yết công khai việc bán đấu giá; chi phí tổ chức đăng ký mua tài sản bán đấu
giá, chi phí trưng bày, chi phí tổ chức bán đấu giá, ... chi phí khác phục vụ
việc thu phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Phí qua đò:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức và cá nhân
có nhu cầu thuê đò để chở người, tài sản và hàng hoá; khách đi đò.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Chủ đò hoặc
các tổ chức đứng ra kinh doanh đưa đón khách theo quy định của pháp luật.
- Quản lý sử dụng số thu: 100% được để lại
cho chủ đò hoặc các tổ chức kinh doanh vận tải để bù đắp chi phí đầu tư, chi
phí chạy đò, chi phí quản lý và các chi phí khác của chủ đò hoặc tổ chức kinh
doanh vận tải. Các chủ đò, các tổ chức kinh doanh vận tải phải thực hiện nộp
thuế theo quy định của pháp luật.
6. Phí sử dụng lề
đường, bến, bãi, mặt nước:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức và cá nhân
được phép sử dụng lề đường, bến, bãi vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch và quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh về quản lý, sử dụng lề
đường, bến, bãi, mặt nước.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Công ty Quản
lý và xây dựng phát triển đô thị; UBND các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 70% để lại cho đơn vị tổ chức thực
hiện thu để trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí
+ 30% nộp vào ngân sách địa phương cân đối
chung cho việc đầu tư trở lại để sửa chữa lớn cơ sở vật chất nơi thực hiện
nhiệm vụ thu.
7. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:
- Đối tượng nộp phí: gồm các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có yêu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 20% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: chi phí vật tư,
văn phòng phẩm, điện nước, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc… và các chi phí khác
phục vụ việc thu phí.
+ 80% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
8. Phí thư viện:
- Đối tượng nộp phí: Cán bộ, nhân dân, học
sinh có yêu cầu mượn, đọc sách, báo, tài liệu tại Thư viện tỉnh và các
Thư viện huyện, thị xã.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Thư viện
tỉnh và các Thư viện huyện, thị xã.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 100% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện
thu để trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: in
thẻ,vật tư bảo quản sách, văn phòng phẩm, điện nước, sửa chữa bàn ghế, giá sách
phòng mượn đọc… các chi phí khác phục vụ việc thu phí.
9. Phí an ninh, trật tự:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, hộ gia đình
cư trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: UBND xã,
phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 100% cân đối vào ngân sách xã, phường, thị
trấn để trang trải cho các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí và hỗ trợ
thêm cho các hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương của công an xã,
phường, thị trấn, đội dân phòng, tổ tuần tra. và trang trải các chi phí phục vụ
trực tiếp cho việc thu phí.
10. Phí thẩm định cấp phép vật liệu nổ công
nghiêp:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân
được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo
quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29/3/2005 của Bộ Công nghiệp.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Công
nghiệp tỉnh Tuyên Quang
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 70% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: chi phí vật tư,
văn phòng phẩm, điện nước, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc… và các chi phí khác
phục vụ cho việc thu phí.
+ 30% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
11. Phí trông giữ xe
đạp, xe máy, ô tô:
- Đối tượng nộp phí: Các chủ phương tiện gửi
trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện
công cộng phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô
thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Bến xe khách
Tuyên Quang, Bến xe khách các huyện; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
các bệnh viện; các cơ quan, đơn vị; các Ban quản lý chợ, Ban Quản lý khu du
lịch lịch sử văn hoá và sinh thái, khu du lịch sinh thái, đền chùa... có sân
bãi trông giữ phương tiện cho đối tượng có yêu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, xe
ô tô để tham gia hoạt động giải trí, văn hoá, thể thao như: Trung tâm Thể dục
thể thao, Trung tâm Văn hoá thể thao thanh thiếu nhi, Bảo tàng,…
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 100% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện
thu để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thu phí. Các cá nhân và các tổ
chức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy ô tô có trách nhiệm nộp thuế theo quy
định của pháp luật.
12. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, công trình văn hoá:
- Đối tượng nộp phí: Khách tham quan,
gồm: Người Việt Nam và người nước ngoài đến tham quan danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Bảo tàng
tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào - ATK và các Ban quản lý khu du lịch
lịch sử, văn hoá và sinh thái; UBND các huyện, thị xã,
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 100% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện
thu để trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như: chi phí
vật tư, văn phòng phẩm, điện nước, thuê trông coi, bảo vệ, hợp đồng cán bộ
hướng dẫn khách tham quan, sửa chữa nhỏ khu di tích,… và các chi phí khác phục
vụ việc thu phí.
* Đối với các danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, công trình văn hoá do tư nhân đầu tư xây dựng hoặc do nhà nước đầu tư
nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các tổ chức và cá nhân nhận thầu
quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc các doanh nghiệp thực hiện
kinh doanh khai thác quản lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số
thu được để lại 100% cho đơn vị tổ chức kinh doanh và các đơn vị kinh doanh
khai thác quản lý phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
13. Phí dự thi, dự tuyển:
- Đối tượng nộp phí: Học sinh thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông; học sinh thi tuyển vào trường Trung học phổ thông chuyên;
học sinh thi vào các trường hướng nghiệp, dậy nghề phổ thông;
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Các Trường
tổ chức thi tuyển.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 100% để lại cho các trường tổ chức thực
hiện thu phí để trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thi tuyển và
các chi phí phục vụ công tác thu.
14. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường:
- Đối tượng nộp phí: Là các tổ chức, các chủ
dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có yêu cầu thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và công tác
thu phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
15. Phí vệ sinh:
- Đối tượng nộp phí: Các hộ gia đình, các cơ
quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Công ty quản
lý và xây dựng phát triển đô thị; các đơn vị và tổ chức thực hiện công tác vệ
sinh môi trường do UBND các huyện, thị xã thành lập hoặc giao nhiệm vụ.
- Quản lý sử dụng số thu: 100% số thu phí vệ
sinh được để lại cho đơn vị tổ chức thu phí để chi phí cho công tác thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải theo định mức quy định.
16. Phí phòng, chống thiên tai:
- Đối tượng nộp phí: Tất cả các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Uỷ ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 10% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thu phí.
+ 90% nộp vào ngân sách địa phương để trích
lập Quỹ phòng chống thiên tai của địa phương.
17. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò,
khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào
nguồn nước:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân có
yêu cầu thẩm định các điều kiện cần và đủ của đề án báo cáo thăm dò, khai thác,
sử dụng nước dưới đất khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò và
công tác thu phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
18. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò,
đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức cá nhân có
yêu cầu thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò và
công tác thu phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
19. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề
khoan nước dưới đất:
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức cá nhân trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép, gia hạn giấy phép
hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề
và công tác thu phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
II/ CÁC LOẠI LỆ PHÍ
1. Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân
dân:
1.1. Lệ phí hộ tịch:
- Đối tượng nộp lệ phí: Tất cả mọi công dân
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo
qui định của pháp luật.
+ Miễn lệ phí hộ tịch về đăng
ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa; miễn lệ phí hộ tịch về đăng ký khai sinh cho trẻ em của hộ nghèo
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tư pháp,
UBND huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 30% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí cho phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 70% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.2. Lệ phí hộ khẩu và lệ phí chứng minh nhân
dân:
- Đối tượng nộp lệ phí: Tất cả mọi công dân
khi được cơ quan công an cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân; tất cả mọi
công dân thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu theo qui định của pháp luật.
+ Miễn lệ phí chứng minh nhân dân đối với các
trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ,
thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban dân
tộc.
+ Miễn lệ phí hộ khẩu đối với các trường hợp:
bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ, thương binh;
công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trở về đăng ký hộ
khẩu trở lại; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Uỷ ban dân
tộc.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Cơ quan Công
an tỉnh, huyện, thị xã, và Công an xã, phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu: Đơn vị trực tiếp
thu lệ phí được trích để lại một phần tiền thu lệ phí theo tỷ lệ (%) trên tổng
số tiền lệ phí thực thu được để bù đắp chi phí trực tiếp cho việc thu lệ phí
như sau:
+ Công an tỉnh được trích để lại 50%.
+ Công an các phường, thị trấn được trích để
lại 70%.
+ Công an các xã còn lại được trích để lại
100%.
+ Số còn lại (sau khi trừ số được trích để
lại theo quy định) phải nộp vào ngân sách địa phương để cân đối chung cho các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2. Lệ phí địa chính:
- Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền
giải quyết các công việc về địa chính.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã và UBND các xã,
phường, thị trấn.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 20% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 80% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:
- Đối tượng nộp lệ phí: Là các tổ chức, cá
nhân, chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xin cấp giấy phép xây
dựng theo qui định của pháp luật.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Xây dựng,
UBND các huyện, thị xã.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 10% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 90% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh:
- Đối tượng nộp lệ phí: Các hộ kinh doanh cá
thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở đào
tạo giáo dục dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá
thông tin trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khi được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng
ký kinh doanh.
+ Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hoá khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã;
- Quản lý, sử dụng số thu:
+ 55% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 45% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực:
- Đối tượng nộp lệ phí: Là các tổ chức, cá
nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Công
nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
- Quản lý, sử dụng số thu:
+ 75% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 25% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
6. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác,
sử dụng nước dưới đất:
- Đối tượng nộp lệ phí: Là các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, gia hạn
giấy phép, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước
dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
7. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng
nước mặt:
- Đối tượng nộp lệ phí: Là các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, gia hạn
giấy phép, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước
mặt.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
8. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước:
- Đối tượng nộp lệ phí: Là các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, gia hạn
giấy phép, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước.
- Cơ quan tổ chức thực hiện thu: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quản lý sử dụng số thu:
+ 80% để lại cho đơn vị tổ chức thực hiện thu
để chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
+ 20% nộp vào ngân sách địa phương để cân đối
chung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
III. LẬP DỰ TOÁN,
CHẤP HÀNH THU VÀ QUYẾT TOÁN THU - CHI PHÍ, LỆ PHÍ:
Hàng năm căn cứ vào mức thu và nội dung chi
theo qui định và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đơn vị tổ chức thực hiện
thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi phí, lệ phí theo đúng qui định
của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản chế độ hướng dẫn hiện hành gửi cơ
quan Tài chính đồng cấp kiểm tra, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào dự toán thu chi phí, lệ phí đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tổ chức thu phí, lệ phí phải
lập dự toán thu, chi hàng quí gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, cơ quan tài
chính đồng cấp để làm căn cứ kiểm soát thu - chi.
Chứng từ thu phí, lệ phí đăng ký kê khai thu
nộp phí, lệ phí thực hiện theo đúng qui định Pháp lệnh phí, lệ phí; Nghị định
số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết pháp lệnh phí,
lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết pháp lệnh phí, lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông
tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư
số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính. Cụ thể:
- Đối với các khoản thu lệ phí và phí thuộc
ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên
lai thu tiền phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành
của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
- Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước,
tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí
theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn
bán hàng.
Cuối năm phải quyết toán thu chi theo thực
tế. Số chi từ nguồn thu được để lại sử dụng không hết trong năm được chuyển
sang năm sau tiếp tục chi theo chế độ qui định.
Chế độ báo cáo, chứng từ kế toán và thanh
quyết toán thu chi phí phải thực hiện theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước; Pháp
lệnh phí, lệ phí; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết pháp lệnh phí, lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002
của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày
17/1/2006 của liên Bộ: Tài chính - Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và các văn bản hiện hành của Nhà
nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.