Nghị quyết 90/NQ-HĐND năm 2018 về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 90/NQ-HĐND
Ngày ban hành 18/07/2018
Ngày có hiệu lực 18/07/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 07 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 1 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Thực hiện Quyết định số 1250/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Sau khi xem xét Tờ trình số 216/TTr-UBND, ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

Điều 1. Mục tiêu quy hoạch

1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và giá trị đa dạng sinh học; đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho quốc gia và khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đánh giá đầy đủ, có hệ thống nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh;

b) Đến năm 2020: Duy trì, phát triển ổn định Vườn quốc gia Vũ Quang; Hình thành Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 02 Vườn thực vật và Nhà bảo tàng mẫu vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang, Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 01 Trung tâm cứu hộ động vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang;

c) Giai đoạn 2021-2030: Duy trì và phát triển ổn định Vườn Quốc gia Vũ Quang; Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 02 Vườn thực vật và Nhà bảo tàng mẫu vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang và Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 01 Trung tâm cứu hộ động vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang đã có từ giai đoạn trước; thành lập mới 01 Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh (Khu bảo vệ cảnh quan núi Hồng Lĩnh); 01 Vườn thực vật tại Khu dự trữ thiên nhiên Giăng Màn; 01 Trung tâm dược liệu tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông; tôn tạo và phát triển vườn sưu tập cây thuốc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Xác định phần ranh giới trên địa bàn tỉnh hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Pù Mát và hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Khe Nét; xác định phần ranh giới thuộc địa bàn tỉnh phục vụ thành lập mới Khu dự trữ thiên nhiên cấp Quốc gia núi Giăng Màn.

3. Tầm nhìn bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030: Bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, các cơ sở bảo tồn đã có. Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các hành lang đa dạng sinh học được đề xuất. Từng bước giải quyết sinh kế cho người dân vùng đệm gần các khu bảo tồn. Kết hợp phát triển các ngành kinh tế (lâm nghiệp, du lịch...) với bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tốt đa dạng sinh học.

Điều 2. Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học

1. Hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Pù mát: quy hoạch phần ranh giới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa phận thị trấn Vũ Quang thuộc huyện Vũ Quang và các xã Sơn Kim I, Sơn Tây, Sơn Hồng thuộc huyện Hương Sơn với diện tích khoảng 30.000ha.

2. Hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Khe Nét: quy hoạch phần ranh giới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa phận các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Long, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Liên, Phú Gia thuộc huyện Hương Khê với diện tích khoảng 58.786 ha.

Điều 3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù

1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên với tổng diện tích 218.390ha, gồm các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các kiểu rừng đặc thù, các loài động vật, thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được đưa vào quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng, vùng lõi của Vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và các Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.

2. Quy hoạch các kiểu rừng cần bảo vệ và phát triển bền vững, gồm:

a) Rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với tổng diện tích 74.510 ha; trong đó Vườn quốc gia Vũ Quang là 52.742 ha và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ 21.768 ha;

b) Rừng phòng hộ với tổng diện tích là 113.218 ha, trong đó rừng tự nhiên 80.806 ha, rừng trồng 22.015 ha, đất chưa có rừng 9.658 ha và đất khác 739 ha. Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu tại các khu vực do Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, Hồng Lĩnh, Sông Tiêm, Ngàn Sâu, Nam Hà Tĩnh và Hương Sơn quản lý.

3. Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển ven bờ, gồm 4 khu vực: Vùng Cửa Hội và biển ven bờ Nghi Xuân, vùng Cửa Sót và biển ven bờ Lộc Hà - Thạch Hà, vùng Cửa Nhượng và biển ven bờ Thạch Hà - Cẩm Xuyên, vùng Cửa Khẩu và biển ven bờ Kỳ Anh.

[...]