NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ - THÔNG TIN TỈNH HẢI
DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31
tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày
24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng
thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
đến 2020;
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
-xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại tờ
trình số 10/TTr-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2008, báo cáo thẩm tra của Ban Văn
hoá xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá – thông tin
tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với một số nội dung
chính sau:
1. Quan điểm phát triển
Tiếp tục quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ, mục
tiêu Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải
Dương lần thứ XIV đề ra nhằm:
- Phát huy truyền thống văn hiến và cách mạng, bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
của quê hương Hải Dương để xây dựng con người mới và gắn với phát triển du lịch
của tỉnh.
- Làm cho các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn tỉnh trở thành những công dân sáng tạo, có đạo đức cách mạng và lối sống
lành mạnh, hiếu học, hăng say lao động. Xây dựng một môi trường cộng đồng ổn định,
mang đặc trưng văn hoá xứ Đông nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
- Xây dựng Hải Dương thành một tỉnh năng động, đa dạng về văn
hoá, vững vàng trong hội nhập.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá
từ tỉnh đến cơ sở, tạo môi trường văn hoá lành mạnh và phong phú, sản phẩm văn
hoá chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân
dân.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá
để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh
Hải Dương.
I. Mục tiêu phát triển
2.1- Mục tiêu chung:
“Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào từng người và từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra
trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học
phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội”.
Mục tiêu trọng tâm đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 là:
- Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá thông
tin; không ngừng cải thiện cơ sở vật chất và đa dạng hoá,
chuẩn hoá, hiện đại hoá hệ thống thiết chế văn hoá; tạo ra môi trường văn hoá
lành mạnh và phong phú, sản phẩm văn hoá chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống thể chế
văn hoá trong cơ chế thị trường; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, cải cách hành
chính và xã hội hoá các hoạt động văn hoá
- Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa, làm cho phong trào ngày càng thực hiện đồng đều, thực
chất và bền vững, xây dựng và nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hoá.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hoá đi đôi với sáng tạo các giá trị văn hoá mới trên các phương diện văn
hoá chuyên nghiệp, văn hoá đỉnh cao và văn hoá quần chúng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ làm
công tác sáng tác, biểu diễn, nghệ nhân có trình độ chuyên môn cao trên các
lĩnh vực hoạt động văn hoá – thông tin.
- Xây dựng Hải Dương thành một tỉnh năng động,
đa dạng về văn hoá, vững vàng trong hội nhập.
2.2- Một số chỉ tiêu cụ thể:
TT
|
Mục
tiêu
|
Năm
2010
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
1
|
Số làng (KDC) đạt danh hiệu
văn hoá.
|
50%
|
75%
|
Duy trì
|
2
|
Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn
hoá
|
80%
|
85%
|
Duy trì
|
3
|
Cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá
|
80%
|
Duy
trì
|
Duy trì và nâng cao chất lượng
|
4
|
Số huyện, thành phố có nhà văn
hoá đủ tiêu chuẩn
|
50%
|
100%
|
Duy trì và nâng cao chất lượng
hoạt động
|
5
|
Số huyện, thành phố có Thư viện
đủ tiêu chuẩn.
|
50%
|
100%
|
Duy trì và nâng cao chất lượng
hoạt động
|
6
|
Số xã (phường, thị trấn) có
nhà văn hoá, sân vui chơi đủ tiêu chuẩn
|
30
%
|
70
%
|
100 %
|
7
|
Số xã (phường, thị trấn) có
thư viện
|
20%
|
60%
|
100%
|
8
|
Số làng (KDC) có nhà văn hoá
|
100%
|
Nâng
cao chất lượng
|
Nâng cao chất lượng
|
9
|
Số thôn (KDC) có đội văn nghệ
hoạt động 01 buổi / tháng trở lên
|
20%
|
30
%
|
50%
|
10
|
Tỷ lệ % chi NNSN đầu tư cho hoạt
động văn hoá
|
1,6
|
1,8
|
2,0
|
11
|
Tỷ lệ % ngân sách xã hội hoá
|
20
|
30
|
50
|
III. Các
giải pháp
1. Tăng cường sự lãnh đạo Đảng, nhà
nước trong công tác quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá - thông tin.
2. Quy hoạch dành đủ đất cho xây
dựng các công trình văn hoá và thiết chế hoạt động văn hoá từ tỉnh tới cơ sở.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ làm công tác sáng tác.
4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
chính sách nhằm huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động
văn hoá, thông tin.
5. Tăng cường áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong hoạt động văn hoá, thông tin.
6. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
7. Tranh thủ mọi nguồn lực, đầu
tư có trọng tâm và hiệu quả để phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin.
8. Tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ,
phối hợp của các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trong phát triển
sự nghiệp văn hoá.
IV. Một số
quy hoạch, đề án, dự án ưu tiên đầu tư
TT
|
Tên
đề án
|
Năm
thực hiện
|
1
|
Quy chế tổ chức hoạt động Ban
Quản lý di tích cơ sở
|
2008
|
2
|
Quy chế công nhận công nhận
nghệ nhân dân gian cấp tỉnh
|
2008
|
3
|
Quy định về một số chính sách
hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh
|
2008
|
4
|
Quy hoạch tượng đài, tranh
hoành tráng
|
2008
|
5
|
Đề án xây dựng đời sống văn hoá
cơ sở giai đoạn 2008-2015
|
2008
|
6
|
Dự án cải tạo nâng cấp Nhà hát
nhân dân
|
2008
|
7
|
Quy hoạch đất dành cho phát
triển sự nghiệp VHTT
|
2008
|
8
|
Đề án xây dựng thiết chế văn
hoá tỉnh huyện, xã và địa bàn khu dân cư.
|
2008
|
9
|
Đề án hoàn chỉnh chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy và biên chế ngành VHTT từ tỉnh đến cơ sở.
|
2008
|
10
|
Xây dựng thư viện các huyện: Tứ
Kỳ, Kinh Môn, Gia Lộc, Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, Chí Linh.
|
2008-2010
|
11
|
Xây dựng các nhà văn hoá tại:
thành phố Hải Dương, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Giàng.
|
2008-2010
|
12
|
Đề án thành lập đội thông tin
lưu động cấp tỉnh, đội tuyên truyền văn nghệ cấp huyện, xã.
|
2009
|
13
|
Dự án xây dựng Bảo tàng Côn
Sơn và Thiền phái Trúc Lâm
|
2009
|
14
|
Quy định về việc tiếp nhận lưu
giữ và phát huy các di sản văn hoá tại bảo tàng, nhà truyền thống trên địa
bàn tỉnh
|
2009
|
15
|
Quy hoạch chi tiết tuyến hành
trình di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh
|
2009
|
16
|
Quy hoạch hệ thống thiết chế bảo
tồn di sản văn hoá trên địa bàn
|
2009
|
17
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác bảo tồn di sản văn hoá
|
2009
|
18
|
Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước ngành VHTT.
|
2009
|
19
|
Phát triển sự nghiệp VHTT giai
đoạn 2010 -2015 định hướng 2020 của 12 huyện, thành phố.
|
2009
|
20
|
Quy hoạch cán bộ quản lý và
chuyên môn ngành VHTT giai đoạn 2010- 2020.
|
2009
|
21
|
Quy hoạch chi tiết hệ thống
nhà văn hoá giai đoạn 2010-2020
|
2009
|
22
|
Xây dựng thư viện điện tử.
|
2010
|
23
|
Xây dựng Trung tâm hội trợ,
triển lãm tỉnh.
|
2010
|
24
|
Dự án xây dựng Nhà hát chèo Hải
Dương
|
2010
|
25
|
Một số các đề án khác.
|
|
V. Phân kỳ
và các bước thực hiện
1. Giai đoạn 2008-2010:
- Công bố, giới thiệu, tuyên
truyền quảng bá quy hoạch, trên cơ sở đó cụ thể hoá quy hoạch phát triển sự
nghiệp văn hoá thông tin vào trong quy hoạch của từng cấp, từng ngành, từng tổ
chức đoàn thể, quần chúng nhằm thu hút sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của nhân
dân, các nhà tài trợ, nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sự nghiệp VHTT,
đảm bảo quy hoạch được thực hiện trong kế hoạch hàng năm phù hợp với mục tiêu
và bước đi trong từng giai đoạn.
- Tiến hành nghiên cứu, lập các
quy hoạch chi tiết trên các lĩnh vực văn hoá thông tin, làm căn cứ để đưa vào
xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội
hoá hoạt động văn hoá thông tin.
- Lập các đề án, dự án ưu tiên,
triển khai xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu, quảng bá các dự án và chính sách khuyến
khích đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, tài trợ xây dựng dự án.
2. Giai đoạn : 2011 -2015:
- Tiếp tục thực hiện các dự án đề
án chi tiết đã được phê duyệt
Đến năm 2015: Sơ kết và điều chỉnh
quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn.
3. Giai đoạn 2015-2020:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống
thiết chế văn hoá - thông tin, duy trì và nâng cao chất lượng các phong trào hoạt
động văn hoá;
- Xây dựng và thực hiện các dự
án, cụ thể theo định huớng của Quy hoạch .
- Tổng kết Quy hoạch.
Điều 2. Giao UBND tỉnh căn cứ nghị quyết này chỉ đạo cơ
quan chuyên môn hoàn chỉnh quy hoạch để phê duyệt, công bố và chỉ đạo thực hiện
quy hoạch.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua./.