Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Nghị quyết 82/2018/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 82/2018/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2018
Ngày có hiệu lực 01/01/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Văn Chất
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2018/NQ-ND

Sơn La, ngày 06 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 556/TTr-UBND ngày 15/11/2018; Báo cáo thẩm tra s738/BC-KTNS ngày 01/12/2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

1. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019

1.1. Mục tiêu

Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững; cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Chủ động ứng phó và thích nghi hiệu quả với biến đổi khí hậu; phòng, chống và khắc phục thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chng tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với 9 tỉnh bạn Lào.

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019: 27 chỉ tiêu tổng hợp (có phụ lục chi tiết kèm theo).

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.1. Cải thiện môi trường đầu tư, huy động và thu hút các nguồn lực, đảm bảo các cân đối cho đầu tư phát triển

Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách để khai thác tiềm năng, lợi thế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện các dự án quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chiến lược phát triển đô thị; xây dựng đề cương nhiệm vụ và tổ chức lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với xây dựng các kế hoạch về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công trung hạn, sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao hiệu quả phân tích, rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; đặc biệt là cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp.

Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng an toàn, bền vững; khai thác tốt các nguồn thu, phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước gn với huy động tối đa các nguồn lực ngoài ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 của Chính phủ, hình thành cơ cấu đầu tư công hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Việc cân đối bố trí các nguồn lực phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần thúc đy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững, tạo sức lan tỏa và động lực thúc đẩy giữa các huyện, thành phố. Đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh xã hội hóa tham gia cung cấp dịch vụ công. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tập trung đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa; triển khai các hình thức huy động vốn phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho vay khách hàng, đảm bảo dự trữ thanh khoản và các chỉ số an toàn trong hoạt động.

2.2. Đi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất và sức cạnh tranh, tạo sự chuyển biến thực chất trong từng ngành, lĩnh vực

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào đầu tư, xuất khẩu, trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2019 theo từng quý, cụ thể hóa các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng ngành, lĩnh vực, từng sản phẩm chủ lực bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2019 đã đề ra.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng cơ cấu lại lĩnh vực, sản phẩm lợi thế theo nhu cầu thị trường; tiếp tục định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát các vùng sản xuất, triển khai quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến và phục vụ xuất khẩu. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Khai thác, phát huy tiềm năng và nâng cao giá trị gia tăng các ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương. Tăng cường hiệu quả công tác thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát huy hết công suất hiện có, đầu tư mở rộng quy mô, công suất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư thủy điện, sớm hoàn thành đưa vào khai thác đảm bảo chất lượng công trình và cam kết về môi trường.

Nâng cao năng lực và đổi mới công tác xúc tiến thương mại; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản có tiềm năng, lợi thế; thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch; nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh. Huy động, thu hút các nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch vào các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, vùng lòng hồ thủy điện, các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...

2.3. Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng di dân tái định cư các dự án thủy điện

Ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ tái định cư; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp; chuyển đổi một số cây trồng hiệu quả thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Triển khai thực hiện Đán “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018.

2.4. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội khác

Đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời người dân vùng bị thiên tai khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; các chính sách giải quyết việc làm; chương trình cho vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy; duy trì, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

[...]