Nghị quyết 80/NQ-HĐND năm 2023 dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2024 do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu 80/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2023
Ngày có hiệu lực 07/12/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Trần Mạnh Dũng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/NQ-HĐND

Khánh Hòa, ngày 07 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;

Xét Báo cáo số 375/BC-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 205/BC-BKTNS ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2024 như sau:

Tổng thu NSNN phát sinh trên địa bàn:

16.687.000 triệu đồng

- Thu nội địa:

14.600.000 triệu đồng

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu:

2.087.000 triệu đồng

Điều 2. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2024 như sau:

I. Thu ngân sách địa phương:

16.301.018 triệu đồng

1. Tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp:

13.032.040 triệu đồng

a) Các khoản thu NSĐP được hưởng 100%:

3.850.600 triệu đồng

b) Các khoản thu NSĐP hưởng theo tỷ lệ %:

9.181.440 triệu đồng

2. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

2.389.431 triệu đồng

3. Nguồn tăng thu năm 2022:

130.000 triệu đồng

4. Nguồn tiết kiệm chi năm 2022:

160.000 triệu đồng

5. Nguồn cải cách tiền lương:

589.547 triệu đồng

I. Chi ngân sách địa phương:

17.196.618 triệu đồng

1. Chi đầu tư phát triển:

7.461.826 triệu đồng

Trong đó: Chi đầu tư từ nguồn bội chi:

895.600 triệu đồng

2. Chi thường xuyên:

9.018.059 triệu đồng

3. Chi trả nợ lãi vay:

72.300 triệu đồng

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính:

1.170 triệu đồng

5. Dự phòng chi:

277.597 triệu đồng

6. Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương:

73.101 triệu đồng

7. Chi Chương trình MTQG:

292.565 triệu đồng

III. Bội chi ngân sách địa phương:

895.600 triệu đồng

IV. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương:

47.414 triệu đồng

V. Tổng mức vay của ngân sách địa phương:

895.600 triệu đồng

Vay để bù đắp bội chi;

40.000 triệu đồng

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:

855.600 triệu đồng

(Phụ lục số 01, 02, 03, 04 đính kèm)

Điều 3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2024

Dự toán chi NSĐP năm 2024 được xây dựng trên cơ sở số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, nguồn ngân sách trung ương bổ sung và các nguồn cải cách tiền lương, tăng thu, tiết kiệm chi. Việc phân bổ các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thường xuyên trên cơ sở dự toán Trung ương giao, trong đó một số nhiệm vụ chi phân bổ theo định hướng của Trung ương. Việc phân bổ nhiệm vụ chi chưa đảm bảo theo nhu cầu của các địa phương, đơn vị, một số nhiệm vụ chi chưa được phân bổ trong dự toán đầu năm. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ NSNN năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai một số giải pháp như sau:

1. Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, đồng bộ trong công tác tổ chức thu đối với các nguồn thu hiện có; khai thác các nguồn thu mới phát sinh; kiểm soát có hiệu quả việc nợ đọng thuế; định kỳ hàng tháng thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích những tác động của thay đổi chính sách đến nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo phân cấp.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị giá tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất, kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị, giảm thiểu tối đa thời gian chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp;

- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình điều hành ngân sách thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực hiện hoặc hết nhiệm vụ chi chuyển sang các nhiệm vụ chi mới phát sinh đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng nguồn tăng thu dự toán và nguồn tiết kiệm chi để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan Thuế, Hải quan:

- Chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nắm tình hình chấp hành pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để kịp thời đề ra các giải pháp quản lý phù hợp. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với 100% các trường hợp rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN. Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được Nhà nước giao đất, thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc thu, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước;

- Tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng thuế. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh:

- Tăng cường kiểm soát việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung theo hàng quý để đảm bảo tiến độ, thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công. Phối hợp các chủ đầu tư đánh giá khả năng giải ngân của dự án và cam kết giải ngân theo tiến độ đã đề ra để bố trí kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân của các dự án trong năm 2024; kiên quyết cắt giảm các dự án không thực hiện giải ngân hoặc giải ngân chậm và điều chuyển cho các dự án khác

- Các dự án dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2024 phải đảm bảo điều kiện về thủ tục đầu tư theo quy định; đồng thời lưu ý quy trình lập dự án đầu tư tránh mất nhiều thời gian, chưa phát huy cao điều kiện thực tế (duyệt kinh phí vào mùa nắng, triển khai thực hiện vào mùa mưa); ưu tiên bố trí nguồn vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án; kiên quyết không bố trí cho các dự án điều chỉnh giảm kế hoạch nhiều lần.

[...]