Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND phê duyệt đề án điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Số hiệu | 71/2016/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 19/12/2016 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Hồng Lĩnh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2016/NQ-HĐND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê duyệt đề án điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 172/BC-VHXH ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt đề án điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh theo nội dung Tờ trình số 177/TTr- UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh (kèm theo Đề án chi tiết), với các nội dung chính sau:
2. Đối tượng điều chỉnh của Đề án:
Người nghiện ma túy tự nguyện thuộc gia đình có công với cách mạng; bảo trợ xã hội; không còn thân nhân; thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh; thuộc đồng bào dân tộc thiểu số; có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bản thân là lao động chính trong gia đình được xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú; có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
3. Thời gian điều trị: Từ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2017 - 2020.
5. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh, dự toán tổng kinh phí thực hiện là 3.918.000.000 đồng (Ba tỷ, chín trăm mười tám triệu đồng).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN KHÔNG THU PHÍ TẠI
CƠ SỞ TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN.
1. Sự cần thiết xây dựng đề án.
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2016/NQ-HĐND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê duyệt đề án điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 172/BC-VHXH ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt đề án điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh theo nội dung Tờ trình số 177/TTr- UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh (kèm theo Đề án chi tiết), với các nội dung chính sau:
2. Đối tượng điều chỉnh của Đề án:
Người nghiện ma túy tự nguyện thuộc gia đình có công với cách mạng; bảo trợ xã hội; không còn thân nhân; thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh; thuộc đồng bào dân tộc thiểu số; có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bản thân là lao động chính trong gia đình được xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú; có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
3. Thời gian điều trị: Từ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2017 - 2020.
5. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh, dự toán tổng kinh phí thực hiện là 3.918.000.000 đồng (Ba tỷ, chín trăm mười tám triệu đồng).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN KHÔNG THU PHÍ TẠI
CƠ SỞ TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN.
1. Sự cần thiết xây dựng đề án.
Trước thực trạng tệ nạn ma túy hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự - xã hội trên địa bàn. Theo thống kê tính đến hết tháng 10/2016, trên địa bàn tỉnh tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 2.951 người, tăng 435 người so với cuối năm 2015 (2.951/2.516 người). Trong đó số người nghiện ở ngoài xã hội là 1.912 (chiếm khoảng 65%).
Thực hiện Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, trong đó giai đoạn từ năm 2016 - 2020 nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý (ước tính dự báo đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.500 người nghiện) từ 70% vào năm 2015 lên 90% vào năm 2020 (ước tương đương khoảng 3.150 người), kéo giảm đến mức tối đa tỷ lệ điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm. Với quan điểm coi nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Do vậy, việc thực hiện và đa dạng hóa các biện pháp, mô hình điều trị nghiện bao gồm điều trị tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện là cần thiết.
2. Tác động của việc thực hiện điều trị nghiện ma túy tự nguyện không thu phí.
2.1. Tác động về mặt xã hội:
- Giúp cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh được điều trị kịp thời. Đưa người nghiện ma túy đến với việc điều trị, chữa bệnh, làm giảm sự kỳ thị của người nghiện ma túy, phòng chống tái nghiện, chia sẻ với công tác cai nghiện bắt buộc.
- Hạn chế được người nghiện ma túy ở ngoài cộng đồng; Giảm tình trạng lôi kéo, rủ rê người khác sử dụng ma túy; góp phần làm giảm sự gia tăng người nghiện mới. Tạo nên tâm lý an tâm của người dân trong cộng đồng dân cư.
- Huy động cả hệ thống chính trị trong công tác giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện. Thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác hỗ trợ chích sách điều trị nghiện ma túy.
2.2. Tác động về mặt trật tự an toàn - xã hội:
- Góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, làm giảm các tội phạm liên quan đến các vụ án phạm pháp hình sự, tai nạn giao thông...
- Xây dựng được môi trường trong sạch, vững mạnh không có người nghiện ma túy trên địa bàn góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy.
2.3. Tác động về mặt kinh tế:
- Tận dụng được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất (khu cai nghiện tự nguyện đã được tỉnh đầu tư) của Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy thực hiện công tác điều trị nghiện ma túy, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động hiện có của cơ sở.
- Phát huy lợi thế về cơ sở vật chất, tránh tình trạng lãng phí, xuống cấp của các công trình đã được đầu tư, xây dựng.
- Tiết kiệm được thời gian, kinh phí, các thủ tục trong quá trình đưa đi cai nghiện ma túy của các ngành và địa phương.
Xác định nhiệm vụ điều trị cho người nghiện ma túy là hết sức quan trọng, do đó, cần phải có sự vào cuộc, chung tay của các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ điều trị người nghiện ma túy, qua đó làm thay đổi nhận thức của người tham gia điều trị, tạo điều kiện để người nghiện ma túy được tiếp cận các dịch vụ điều trị nghiện. Xuất phát từ những lý do trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất Đề án “Điều trị nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh”. Trên cơ sở sử dụng một phần chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở thực hiện điều trị nghiện ma túy, nhằm phát huy toàn lực cơ sở vật chất, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động hiện có, nhu cầu xã hội về cai nghiện tự nguyện với các giải pháp hỗ trợ kinh phí điều trị, sinh hoạt cho các người tự nguyện tham gia điều trị.
3. Thực trạng cơ sở vật chất, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Cơ sở).
a) Về cơ cấu tổ chức, biên chế:
Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và giải quyết việc làm theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 21/01/2009; Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 và được kiện toàn lại theo Quyết định số 3239/QĐ-ƯBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu về việc đổi tên và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục, Lao động và Dạy nghề tỉnh.
Cơ sở là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật. Gồm có 02 cơ sở: Cơ sở 1 đặt tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành; cơ sở 2 đặt tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc.
* Về cơ cấu tổ chức, biên chế hiện tại của Cơ sở gồm có Ban Giám đốc và 05 phòng chức năng.
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Y tế; Phòng Tư vấn - Giáo dục; Phòng Lao động - Dạy nghề; Phòng Bảo vệ.
Hàng năm, Cơ sở được UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp trong tổng chỉ tiêu chung của toàn tỉnh. Theo Quyết định số 1887/QĐ- UBND ngày 14/07/2016 của UBND tỉnh, chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp được giao là 120 người (trong đó: 66 viên chức và 54 Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).
b) Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng: Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị toàn diện cho người nghiện ma túy với các phương pháp điều trị thích hợp; tiếp nhận, quản lý, tổ chức việc chăm sóc sức khỏe, cai nghiện, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện; tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ điều trị cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để phân loại xử lý chuyển về gia đình, cộng đồng, tới cơ sở điều trị tự nguyện hoặc chuyển Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ:
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị cho người nghiện ma túy với các phương pháp điều trị thích hợp cho từng người theo quy định.
+ Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các học viên (gồm ba nhóm đối tượng: cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện và người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian hoàn tất hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) theo quy trình quy định.
+ Tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; liên kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của cơ sở và trình độ của từng đối tượng, tạo điều kiện cho học viên hòa nhập cộng đồng.
+ Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách; thể dục thể thao, học văn hóa; hướng dẫn, tư vấn cho học viên, gia đình về chữa trị cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng.
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí tài sản, trang thiết bị của đơn vị, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.
+ Tổ chức khu vực dành riêng cho học viên là phụ nữ, học viên mắc bệnh truyền nhiễm; tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.
c) Hoạt động:
Cơ sở được tỉnh đầu tư đảm bảo công suất tiếp nhận và chữa trị cho khoảng 1.000 đối tượng. Trong những năm qua, Cơ sở luôn thực hiện đúng các quy định về quy trình cai nghiện ma túy theo Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Khu cai nghiện tự nguyện được đầu tư với sức chứa khoảng 200 học viên, trong một thời điểm quản lý, được cách ly hoàn toàn với các khu khác của Cơ sở (khu cai nghiện bắt buộc, khu quản lý người không có nơi cư trú ổn định, khu hành chính).
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, Cơ sở đã tiếp nhận, quản lý, giáo dục và chữa bệnh cho 2.631 lượt người nghiện ma túy (trong đó cai nghiện bắt buộc cho 2.232 người và 399 người cai nghiện tự nguyện).
Việc xây dựng Đề án Điều trị nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ;
- Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
- Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BYT ngày 18/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy;
- Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLB-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
- Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Công an về quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy.
1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức điều trị nghiện ma túy tự nguyện, góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện ma túy, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ người nghiện ma túy tự nguyện không có khả năng chi phí điều trị được tham gia điều trị tự nguyện, chia sẻ công tác cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện bắt buộc.
3. Khuyến khích việc người nghiện ma túy tự nguyện tham gia điều trị nghiện ma túy; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện và gia đình tiếp cận các dịch vụ cai nghiện ma túy, giúp người nghiện có cơ hội từ bỏ ma túy.
4. Sử dụng một phần Cơ sở làm cơ sở điều trị nghiện tự nguyện có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị nghiện ma túy.
II. ĐƠN VỊ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1. Đơn vị, địa điểm thực hiện:
Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Địa chỉ: Ấp 6, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điện thoại: 064.3 876946
Fax: 0643.948991.
Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2017 đến năm 2020. Hằng năm tổ chức đánh giá hiệu quả của việc thực hiện Đề án, sau khi hoàn thành việc điều trị nghiện tự nguyện không thu phí cho 200 học viên tổ chức tổng kết đánh giá toàn bộ Đề án.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ ÁN.
Nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, khích lệ người nghiện ma túy và gia đình có người nghiện ma túy tự nguyện đến với cơ sở chữa trị cai nghiện, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; cùng các ban, ngành chức năng và cả cộng đồng trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ điều trị nghiện ma túy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hỗ trợ không thu phí điều trị nghiện ma túy cho 200 đối tượng như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh của Đề án:
Tiếp nhận điều trị phục hồi, giáo dục, dạy nghề cho 200 (hai trăm) người nghiện ma túy tự nguyện không thu phí tại Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng điều chỉnh của Đề án:
a) Người nghiện ma túy tự nguyện thuộc gia đình có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; đối tượng không còn thân nhân; đối tượng thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đối tượng thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
b) Người nghiện ma túy tự nguyện có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bản thân là lao động chính trong gia đình được xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
c) Người nghiện ma túy tự nguyện có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
d) Ưu tiên tiếp nhận đối tượng tại điểm a, b khoản này.
IV. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY.
1. Thời gian điều trị nghiện, phục hồi tại Cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng.
2. Khi hết thời hạn điều trị nghiện ma túy, Giám đốc Cơ sở cấp Giấy chứng nhận đã cai nghiện, phục hồi và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
3. Trong thời gian điều trị, nếu người nghiện ma túy tự nguyện xin vào Cơ sở không muốn tiếp tục ở lại thì phải có đơn gửi Giám đốc Cơ sở xem xét, quyết định. Đơn phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, hoặc người giám hộ (đối với người chưa thành niên).
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Giám đốc Cơ sở xem xét, quyết định chấm dứt việc điều trị nghiện tự nguyện tại Cơ sở; Quyết định được lập thành văn bản và gửi cho người cai nghiện tự nguyện ma túy, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, hoặc người giám hộ (đối với người chưa thành niên) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
V. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN.
1. Người cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền:
a) Được chăm sóc, điều trị, điều dưỡng như bệnh nhân bình thường và tham gia các hoạt động phong trào văn thể mỹ, lấy vui chơi giải trí gắn với giáo dục hành vi, được học văn hóa, học nghề, theo quy định của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của Cơ sở;
b) Được điều trị nghiện ma túy theo nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi theo quy định. Đề đạt nguyện vọng hoặc kiến nghị của mình với người đứng đầu cơ sở cai nghiện về việc ăn, ở, sinh hoạt, điều trị, học tập, lao động và các sinh hoạt khác tại Cơ sở;
c) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công nhân viên chức trong quản lý hoạt động của Cơ sở theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí điều trị;
đ) Kết thúc thời gian cai nghiện, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành xong liệu trình điều trị nghiện ma túy;
e) Trong thời gian điều trị nghiện, học viên được hưởng chế độ hiếu (chế độ nghỉ về chịu tang) như quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
2. Người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
a) Khai báo chính xác về tình trạng nghiện ma túy của bản thân;
b) Tuân thủ quy chế, nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của Cơ sở; thực hiện chế độ lao động, học tập, điều trị theo các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp người cai nghiện ma túy vi phạm quy chế, nội quy của Cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức dưới đây:
Nhắc nhở, phê bình. Đưa vào phòng cách ly.
Chấm dứt điều trị nghiện và thông báo về địa phương.
c) Trường hợp gây thiệt hại vật chất của Cơ sở, người cai nghiện tự nguyện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
d) Có trách nhiệm bảo quản tài sản của Cơ sở. Tuyệt đối không vi phạm pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi: thẩm lậu ma túy, sử dụng ma túy, hủy hoại thân thể, trộm cắp, phá hoạt tài sản, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, rủ rê kích động học viên khác vi phạm nội quy.
VI. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN.
Cơ sở tổ chức tiếp nhận, phân loại cắt cơn, điều trị, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Với 5 giai đoạn (gồm Giai đoạn tiếp nhận, phân loại; Giai đoạn cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; Giai đoạn tư vấn, giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; Giai đoạn lao động trị liệu, hướng nghiệp; Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng).
VII. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐỀ ÁN.
1. Cơ sở vật chất:
Không tiến hành xây dựng mới cơ sở vật chất mà sử dụng khu cai nghiện tự nguyện hiện có của Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy bao gồm các hạng mục công trình sau:
- Khu nhà ở cho học viên: gồm 03 dãy nhà cao hai tầng với tổng diện tích là 2.466m2 với 24 phòng ở, 03 phòng sinh hoạt cộng đồng, 03 phòng quản lý, sức chứa khoảng 200 học viên được trang bị các dụng cụ phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí hàng ngày bao gồm ti vi, đầu máy, cassette..
- Khu học nghề: có phòng học lý thuyết và thực hành với tổng diện tích là 387m2 và các trang thiết bị dạy nghề phù hợp;
- Khu vui chơi giải trí: được trang bị một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe cho học viên như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, thư viện, phòng tập thể dục thể thao, phòng đọc sách, hội trường, chiếu phim...;
Các khu này có tường rào bao quanh, cách ly hoàn toàn với khu cai nghiện bắt buộc và các khu khác của Cơ sở.
2. Nguồn cán bộ, nhân viên phục vụ đề án: Sử dụng số biên chế hiện nay được giao của Cơ sở (120 cán bộ nhân viên) đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện các hoạt động của Đề án. Đồng thời, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về y tế, tư vấn, tâm lý xã hội, phòng ngừa tái nghiện để phục vụ học viên.
VIII. VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cho người nghiện ma túy tự nguyện tham gia điều trị nghiện ma túy theo chế độ của học viên cai nghiện bắt buộc tại Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngay 08/10/2014 cua Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, để hỗ trợ cho người tự nguyện tham gia điều trị nghiện ma túy.
2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Từ nguồn ngân sách tỉnh, dự toán tổng kinh phí thực hiện là: 3.918.000.000đồng (Ba tỷ, chín trăm mươi tám triệu đồng) gồm: Dự toán kinh phí thực hiện điều trị cho 200 học viên là: 3.909.000.000 đồng (Ba tỷ, chín trăm linh chín triệu đồng); dự toán kinh phí xây dựng và hoàn thiện Đề án là 9.000.000đồng (Chín triệu đồng chẵn).
Trường hợp gia đình người cai nghiện tự nguyện đóng góp để nâng cao chất lượng điều trị và nuôi dưỡng, thì gia đình và Cơ sở thỏa thuận trên cơ sở các định mức được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện (có thu phí) đang được điều trị tại Cơ sở nếu thuộc đối tượng của Đề án (sau khi Nghị quyết có hiệu lực) sẽ được miễn phí theo nội dung Đề án.
- Khích lệ người nghiện ma túy tự nguyện tham gia điều trị nghiện ma túy; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện và gia đình tiếp cận các dịch vụ cai nghiện ma túy, giúp người nghiện có cơ hội từ bỏ ma túy. Nhằm giải quyết tình trạng người sử dụng trái phép chất ma túy tiêm chích công khai nơi công cộng, tại cộng đồng dân cư, gây bức xúc trong dư luận, làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần làm hạn chế phát sinh người nghiện mới và gia tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS ngoài cộng đồng và các tệ nạn xã hội khác trên địa bàn tỉnh.
- Làm thay đổi nhận thức của người tham gia điều trị, cùng với các ban, ngành chức năng và cả cộng đồng trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ điều trị nghiện ma túy.
- Phát huy lợi thế về cơ sở vật chất, tránh tình trạng lãng phí, xuống cấp của các công trình đã được đầu tư, xây dựng.
- Tiết kiệm được kinh phí, thủ tục trong quá trình đưa đi cai nghiện ma túy./.