Nghị quyết 67/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 67/NQ-HĐND
Ngày ban hành 26/07/2022
Ngày có hiệu lực 26/07/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Hải Châu
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/NQ-HĐND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 1218/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển và các đột phá phát triển của tỉnh

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch tỉnh Quảng Bình phát triển phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với định hướng phát triển trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; phát triển KT-XH trên nền tảng khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; tập trung xây dựng nền kinh tế tự chủ trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, quản lý và điều hành.

b) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và huy động các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển KT - XH theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững; tập trung ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ số, chuyển đổi số là nn tảng và động lực đ nâng cao năng sut, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới tư duy và hành động, chủ động tận dụng tốt nhất cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ cảnh quan, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH và môi trường theo hướng bền vững, tạo môi trường sống an toàn, nhân văn, coi trọng quản lý xã hội và mở rộng dân chủ gắn với kỷ luật kỷ cương; xây dựng xã hội số gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đi sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp Nhân dân đặc biệt là các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền với tiêu chí phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng chuẩn đạo đức và tác phong làm việc của công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, du khách phục vụ phát triển KT - XH.

đ) Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, giữ vững chủ quyền biên giới, hải đảo; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

- Mục tiêu đến năm 2030: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, siết chặt kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cải thiện rõ rệt đi sng vật chất, văn hóa và tinh thn Nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

- Tầm nhìn đến năm 2050: Quảng Bình sẽ là một nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây (hướng ra biển). Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các giá trị độc đáo nổi bật toàn cầu của di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, định vị Quảng Bình là điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực Đông Nam Á với hệ thống hang động hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, các giá trị văn hóa phong phú; nơi nghỉ dưỡng và giải trí thể thao cao cấp gắn với lợi ích cộng đồng và phát triển du lịch bền vững.

b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Các mục tiêu kinh tế:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 - 8,8%/năm (trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 8,0 - 8,5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 là 8,5 - 9,0%/năm).

+ Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 38,0 - 38,5%; Ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 - 45,5%; Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 - 13,0%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 - 4,0%.

+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14 - 14,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7,5 - 8,0%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 - 4%/năm.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt khoảng 375-425 nghìn tỷ đồng.

[...]