Nghị quyết 61/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” do Quốc hội ban hành

Số hiệu 61/2018/QH14
Ngày ban hành 15/06/2018
Ngày có hiệu lực 15/06/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Bất động sản,Bộ máy hành chính

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 61/2018/QH14

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ THỊ TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HẾT NĂM 2018”

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 59/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát

1. Thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018và phân công:

- Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;

- Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực;

- Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn;

- Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn;

2. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các cơ quan, cá nhân có liên quan

1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát; dự kiến danh sách Ủy viên Đoàn giám sát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2019; báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 7.

4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

5. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

6. Căn cứ điều kiện của địa phương và yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát,  Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề nói trên tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2018.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ THỊ TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HẾT NĂM 2018”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 61/2018/QH14 của Quốc hội)

[...]