Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2022 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu 58/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2022
Ngày có hiệu lực 10/12/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 10 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Báo cáo thẩm tra số 110/BC-KTNS ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước

:

13.650.000 triệu đồng

Trong đó:

 

 

 

a) Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

:

1.000.000 triệu đồng

 

b) Thu từ nội địa

:

12.558.500 triệu đồng

 

Trong đó: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

:

120.000 triệu đồng

 

c) Thu vay bù đắp bội chi

:

91.500 triệu đồng

 

2. Tổng chi ngân sách địa phương

:

18.699.406 triệu đồng

 

Bao gồm:

 

 

 

a) Chi đầu tư phát triển

:

6.308.480 triệu đồng

 

b) Chi thường xuyên

:

8.649.812 triệu đồng

 

c) Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính

:

1.360 triệu đồng

 

d) Dự phòng chi

:

313.060 triệu đồng

 

đ) Chi trả nợ lãi, phí vay

:

7.339 triệu đồng

 

e) Chi theo mục tiêu

:

3.419.355 triệu đồng

 

3. Kế hoạch chi trả nợ vay

:

43.852 triệu đồng

 

4. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 có Phụ lục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 kèm theo.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nêu trong Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, biện pháp sau đây:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

2. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhất là lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bất động sản, lưu trú, lữ hành, ăn uống, sản xuất gỗ, dăm gỗ, viên nén.... Đồng thời, tiếp tục kiện toàn bộ máy phù hợp với quy định về phân công cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp thuế.

3. Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước; thực hiện công tác mua sắm theo quy định của Trung ương; đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nguồn thu, nhiệm vụ chi được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân cấp, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023; trong đó, định hướng phân bổ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, chú trọng bố trí nguồn lực cho một số lĩnh vực quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo vệ môi trường; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, đào tạo; khuyến công; thương mại dịch vụ; văn hóa, du lịch,…; ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương; chủ động bố trí sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách huyện, thị xã, thành phố được hưởng dự toán năm 2023 so với dự toán năm 2022 và kinh phí đã bố trí trong định mức chi thường xuyên ngân sách huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các chính sách an sinh xã hội năm 2023; tiếp tục chủ động dành 70% tăng thu thực hiện so với dự toán ngân sách tỉnh giao để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2023 và tích lũy cho giai đoạn 2023-2025.

5. Việc sử dụng dự phòng ngân sách thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

ĐVT: triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2023

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

13.650.000

1

Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)

12.558.500

2

Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

1.000.000

3

Thu vay bù đắp bội chi

91.500

B

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

18.731.106

I

Các khoản thu cân đối NSĐP

12.067.800

1

Các khoản thu NSĐP hưởng 100%

7.348.400

2

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

4.599.400

3

Thu xổ số kiến thiết

120.000

II

Thu vay bù đắp bội chi

91.500

III

Ngân sách Trung ương bổ sung

6.571.806

1

Bổ sung cân đối ổn định

3.585.222

2

Bổ sung có mục tiêu

2.986.584

C

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

18.699.406

I

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

15.280.051

1

Chi đầu tư phát triển

6.308.480

2

Chi thường xuyên

8.649.812

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

7.339

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.360

5

Dự phòng ngân sách

313.060

II

Chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu

3.419.355

1

Chi chương trình mục tiêu quốc gia

619.323

2

Chi từ nguồn bổ sung mục tiêu

2.800.032

D

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

91.500

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

123.200

1

Vay trong nước

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

123.200

E

TRẢ NỢ GỐC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

43.852

1

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

2

Bội thu ngân sách địa phương

31.700

a

Đầu tư tập trung ngân sách tỉnh

 

b

Tiền sử dụng đất

31.700

3

Khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay

12.152

 

PHỤ LỤC SỐ 2

[...]