Nghị quyết 54/2013/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 54/2013/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 12/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 21/12/2013 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Thương mại,Bất động sản,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2013/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2013 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Trên cơ sở xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan và ý kiến các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành nội dung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 với các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo của các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau đây:
I. Nhiệm vụ chung và các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2014.
1. Nhiệm vụ chung:
Tích cực góp phần cùng với cả nước tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với việc ổn định và phát triển kinh tế bền vững; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tỉnh; tạo đà phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011 - 2015).
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng GDP |
: 8,7% . |
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành: |
|
+ Công nghiệp - xây dựng |
: 7,5%; |
+ Dịch vụ |
: 11,5%; |
+ Nông, lâm, thủy sản |
: 4,5%. |
- Sản lượng lương thực |
: 710.000 tấn. |
- Sản lượng hải sản khai thác |
: 187.000 tấn. |
- Kim ngạch xuất khẩu Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa |
: 380 triệu USD. : 260 triệu USD. |
- Tổng thu ngân sách Nhà nước |
: 6.466 tỷ đồng. |
Trong đó: Thu nội địa |
: 3.836 tỷ đồng. |
- Chi đầu tư phát triển |
: 690 tỷ đồng. |
- Tỷ lệ giảm sinh |
: 0,03%. |
- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 |
: 99,9%. |
- Giải quyết việc làm |
: 24.000 lao động. |
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo |
: 1,5%. |
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng |
: 10%. |
- Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 93%; dân số đô thị sử dụng nước sạch là 98%. - Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý 20%. - Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. - Tỷ lệ độ che phủ (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm): 50,5%. |
II. Nhiệm vụ và các giải pháp chính:
1. Về kinh tế:
a) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tập trung đôn đốc, triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp: Sông Bình, Hàm Kiệm I và II, Phan Thiết giai đoạn 2, Sơn Mỹ I, Tuy Phong, Tân Đức, Tân Bình 1, Thắng Hải giai đoạn 1 và 2, Nghĩa Hòa. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng của 2 khu công nghiệp Sông Bình và Sơn Mỹ để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào hai lĩnh vực trọng tâm của cả nước được Bộ Chính trị xác định là năng lượng và chế biến sa khoáng titan. Đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư xây dựng các dự án điện như: Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, các tuyến đường dây 500 KV Vĩnh Tân - Sông Mây, 220 KV Vĩnh Tân - Bà Rịa; các dự án điện gió, thủy điện: Đan Sách 2, 3, La Ngâu, Sông Lũy, Phú Lạc, Phước Thể, Phong điện Bình Thuận 1. Thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, di dời các cơ sở sản xuất, chế biến gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm, nhất là các sản phẩm lợi thế và đã qua chế biến có giá trị cao. Đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất công nghiệp 10,8% so với năm 2013;
b) Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, đa dạng hóa cây trồng theo hướng năng suất, hiệu quả và an toàn gắn với thị trường tiêu thụ. Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; quản lý sử dụng diện tích đất lúa linh hoạt, hiệu quả, có giải pháp bảo đảm cây thanh long phát triển bền vững. Làm tốt công tác giống, quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp. Phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó tập trung ở 21 xã điểm gắn với huy động sức dân tham gia làm giao thông nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ vay vốn giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số có đủ điều kiện phát triển sản xuất. Thực hiện tốt chính sách trợ cước vận chuyển, đầu tư ứng trước, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho khu vực miền núi và giao khoán bảo vệ rừng, không để phá rừng làm rẫy, đặc biệt là Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Quản lý chặt chẽ các khu bảo tồn thiên nhiên theo hướng đa dạng sinh học. Tăng cường công tác quản lý, phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Phát triển thủy sản gắn khai thác, nuôi trồng với chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu. Quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, nhất là nguồn lợi ven bờ. Phát triển các tổ đoàn kết khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến trên biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đẩy mạnh đầu tư nuôi trồng thủy sản lợi thế và hiệu quả, tăng cường quản lý chất lượng tôm giống.
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng biện pháp tích cực, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ, bảo vệ dân sinh, chú trọng các vùng ven biển nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân;
c) Phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước về các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch để điều chỉnh theo chủ trương của Bộ Chính trị về xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm cả nước về du lịch - thể thao biển trong những năm tới. Đa dạng hóa công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với nâng cao chất lượng và mở rộng liên kết tổ chức các tour du lịch liên tỉnh. Tập trung xây dựng hệ thống các sản phẩm đặc thù, các loại hình du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Từng bước xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Phấn đấu trong năm 2014 đón 3.700.000 lượt khách du lịch, trong đó có 400.000 lượt khách du lịch quốc tế với doanh thu đạt khoảng 6.000 tỷ đồng;
d) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến. Giữ vững chất lượng, thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: nước mắm Phan Thiết, thanh long Bình Thuận, nước khoáng Vĩnh Hảo, ... Hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hàng hóa và sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả các mặt hàng thiết yếu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thực hiện tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn - hải đảo; khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, nhất là đối với đảo Phú Quý;
đ) Đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình trọng điểm, dự án lớn nhằm tạo tiền đề phát triển những năm tiếp theo như: Khu công nghiệp Sông Bình, Cụm công nghiệp Thắng Hải 2 về chế biến sâu titan; Dự án Sân bay Phan Thiết, nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A, cầu đường Hùng Vương, đường Lê Duẩn; các dự án về năng lượng, nhất là Nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ 1. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án đã được chấp thuận đầu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển;
e) Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu ngân sách, phấn đấu thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra; chú trọng khai thác nguồn thu từ quỹ đất. Tăng cường công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu các khoản nợ đọng ngân sách, kiên quyết dừng, hoãn, cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách, không cần thiết. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Ưu tiên bảo đảm kinh phí đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu chi lương, phụ cấp lương, chi hoạt động thường xuyên của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và chi an sinh xã hội, chi cho các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Bố trí dự phòng ngân sách đủ để chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp phát sinh đột xuất của tỉnh;
g) Tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2020. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nước, đất đai, rừng, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường khi xem xét, chấp thuận các dự án đầu tư. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường để tiến hành di dời vào các khu, cụm công nghiệp và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về văn hóa - xã hội:
a) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Đa dạng hóa công tác xã hội hóa giáo dục; tiếp tục duy trì, giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đẩy mạnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo lộ trình đề ra. Có giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học của các trường phổ thông, đặc biệt nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đối với Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo và Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, nhất là trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các bậc học, cấp học. Phấn đấu trong năm 2014 có thêm 20 trường học đạt chuẩn quốc gia;
b) Tích cực thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế; ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp;