Nghị quyết 48/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 48/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/11/2016
Ngày có hiệu lực 16/11/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Nguyễn Văn Du
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2016/NQ-HĐND

Bắc Kạn, ngày 06 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số: 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Thông tư số: 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số: 69/TTr-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu Quy hoạch

a) Mục tiêu chung

Đưa du lịch Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với những bước phát triển bền vững, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020: Thu hút 17.000 lượt khách quốc tế và 600.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 725 tỷ đồng; có 2.100 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 6.300 lao động (trong đó có 2.100 lao động trực tiếp).

Đến năm 2025: Thu hút được 32.000 lượt khách quốc tế và 1.000.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 1.960 tỷ đồng; có 3.800 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 13.800 lao động (trong đó có 4.600 lao động trực tiếp).

Đến năm 2030: Thu hút 50.000 lượt khách quốc tế và 1.500.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 4.200 tỷ đồng; có 6.000 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 27.000 lao động (trong đó có 9.000 lao động trực tiếp).

2. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế

a) Các thị trường khách (thị trường mục tiêu) trọng điểm cần ưu tiên đầu tư gồm có Nhật, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ;

b) Các thị trường quan trọng (hạng hai) gồm các nước Singapore, Thái Lan, Trung Quốc;

c) Các thị trường tiềm năng (hạng ba) có thể mở rộng khai thác là Malaysia, Philippin và các nước khác.

3. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa

a) Các thị trường khách nội vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, các tỉnh phía Nam (theo tuyến du lịch xuyên Việt từ phía Nam);

b) Các phân khúc thị trường như sau: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thương mại; du lịch hội nghị, hội thảo, nghiên cứu văn hóa - lễ hội - tín ngưỡng, về nguồn; du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, mạo hiểm...

4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

a) Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, du lịch mạo hiểm tại khu vực Ba Bể;

b) Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa tại khu vực An toàn khu Chợ Đồn;

c) Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa, như: Tìm hiểu đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào; các nghề truyền thống như đan lát, mộc, dệt thổ cẩm, may thêu trang phục dân tộc, làm các nhạc cụ; các làn điệu dân ca, dân vũ như hát then - đàn tính, hát sli, lượn, múa khèn…;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ