Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2023 giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 35/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/07/2023
Ngày có hiệu lực 20/07/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Hoàng Thị Thúy Lan
Lĩnh vực Đầu tư,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XVII KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý nhà nước, đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo quản, khai thác và tu bổ, chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh;

Xét Báo cáo số 93/BC-ĐGS ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành nội dung Báo cáo số 93/BC-ĐGS ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, triển khai, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn. Nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, góp phần đưa hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc từng bước được khẳng định với số tăng trưởng bình quân về khách du lịch trên 20%/năm, những danh hiệu ấn tượng như: “Tam Đảo - thị trấn điểm đến du lịch hàng đầu thế giới năm 2022”, Flamingo Đại Lải - Nhãn hiệu du lịch xanh Châu Á năm 2020, Tây Thiên - điểm đến của văn hóa tâm linh đã trở thành biểu tượng khi nhắc đến Vĩnh Phúc. Một số sản phẩm du lịch mới như du lịch văn hóa, du lịch thể thao golf đã để lại dấu ấn đối với du khách. Đặc biệt, tỉnh đã có tên trên bản đồ di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được UNESCO vinh danh ca trù và kéo Song. Hệ thống các di tích được quan tâm đầu tư, một số các di tích lớn là điểm đến trong hành trình các tour du lịch.

Bên cạnh những kết quả đạt đã đạt được, công tác quản lý, đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế: Đề án về phát triển du lịch giai đoạn mới chưa được thông qua, chưa có những giải pháp đồng bộ, đột phá kết hợp giữa du lịch và các ngành nghề khác để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp du lịch lớn vào đầu tư; chưa xây dựng được bản đồ số du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và ít tuyến du lịch mới được khai thác và mở thêm; tỷ trọng kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp; còn thiếu các cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích và tạo động lực phát triển du lịch. Do vậy, năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch chưa cao; phát triển du lịch còn thiếu sự bền vững. Quy hoạch di tích chưa được tích hợp được vào quy hoạch chung của tỉnh; tiến độ công tác lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch trùng tu, bảo tồn các di tích chậm; việc tu bổ, tôn tạo di tích theo Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh hiệu quả chưa cao; tình trạng di tích xuống cấp, xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, cá biệt có một số di tích đã sụp đổ vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo; đặc biệt có một số di tích có kiến trúc cổ đang cần tu bổ, tôn tạo gấp nếu không sẽ có nguy cơ đổ sập, mất an toàn cho người dân và các hiện vật trong di tích; nhiều địa phương cấp huyện và cấp xã không bố trí được ngân sách để hỗ trợ và không huy động được nguồn xã hội hóa.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý với giải pháp Đoàn giám sát đưa ra, để khắc phục những hạn chế, bất cập về phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh

- Triển khai và thực hiện có hiệu quả các quy định của Nhà nước về Luật Du lịch, Luật Di sản, các văn bản của trung ương, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Lãnh đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện công tác quy hoạch, tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh và thực hiện hiệu quả quy hoạch trong du lịch và di tích. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch, dịch vụ.

- Thực hiện các giải pháp khai thác lợi thế về du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng theo Đề án làng văn hóa kiểu mẫu; quan tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến về du lịch.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát các chính sách về phát triển du lịch và quản lý di tích đã ban hành, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành những chính sách mới cho phù hợp:

+ Đối với lĩnh vực du lịch: Căn cứ Nghị quyết 08 của Bộ chính trị, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh, xây dựng cơ chế chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và chính sách hỗ trợ cho huyện Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo nói riêng nhằm đảm bảo các tiêu chí về phát triển khu du lịch. Chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt các giải pháp về quy hoạch, đề án.

+ Đối với lĩnh vực quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, rà soát, thẩm định, kiểm kê, đánh giá thực trạng, phân loại di tích xuống cấp đề xuất thứ tự ưu tiên trùng tu, tu bổ cho phù hợp.

2. Đối với các Sở, ngành.

2.1. Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch:

- Triển khai và thực hiện có hiệu quả các quy định của Nhà nước về Luật Du lịch, Luật Di sản, các văn bản của trung ương, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và hướng dẫn các cơ quan đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở.

- Làm tốt công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch gắn với các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, khai thác lợi thế về du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng theo đề án làng văn hóa kiểu mẫu; quan tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến về du lịch.

- Tập trung rà soát các chính sách về phát triển du lịch và quản lý di tích đã ban hành, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành những chính sách mới cho phù hợp.

- Thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ cổ vật, di tích, văn hóa vật thể, phi vật thể, gắn với bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị di sản, văn hóa gắn với xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích tại các điểm du lịch, di tích; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý du lịch và di tích, đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên....

- Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo theo nhiệm vụ tại Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 9/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng 2030.

- Thường xuyên thanh tra kiểm tra về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường; an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch, để các khu, điểm du lịch luôn là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn du khách.

- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý theo định kỳ hàng năm, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết hết hiệu lực, qua đó đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả chính sách, kịp thời phát hiện những vướng mắc bất cập, đưa ra các giải pháp biện pháp, đề xuất phù hợp sát thực, hiệu quả.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ