Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 26/CT-UBND
Ngày ban hành 01/10/2020
Ngày có hiệu lực 01/10/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Thi
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 10 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, du lịch Thanh Hóa có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn lực đầu tư lớn, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng du lịch. Các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng. Chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ rệt. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới. Nhận thức của người dân địa phương về phát triển du lịch được nâng cao. Môi trường du lịch có nhiều chuyển biến tích cực..., đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho du lịch Thanh Hóa. Nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế du lịch của tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao; giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng về lượt khách đạt 15,2%/năm, tăng trưởng tổng thu du lịch đạt 31,7%/năm, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục: Công tác quản lý nhà nước tại nhiều địa phương trong tỉnh chưa nghiêm; vấn đề môi trường du lịch và đảm bảo vệ sinh, an toàn chưa bền vững; chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh còn thấp, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành còn thiếu tập trung, chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là người đứng đầu các ngành, đơn vị và địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai kịp thời, quyết liệt, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, các chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh.

Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về du lịch, tạo chuyển biến rõ nét, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của du lịch Thanh Hóa, phấn đấu đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đến năm 2030, Thanh Hóa là một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về du lịch theo tinh thần Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh: Nâng cao tính chủ động, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch của tỉnh.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Luật Du lịch năm 2017; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng và UBND các cấp trong việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Thanh Hóa trên toàn bộ hệ thống trang website, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định hướng, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực giới thiệu tiềm năng du lịch và quảng bá các khu, điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, Twitter…

3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

3.1. Chỉ đạo rà soát, đánh giá tiềm lực và thực trạng phát triển du lịch của địa phương, làm cơ sở để xây dựng các chương trình, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp; ưu tiên các nguồn lực và tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hút đầu tư, huy động xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch mới, có chất lượng, hấp dẫn du khách; gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch; chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch;nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương; nâng cao năng lực đội ngũ tham mưu và làm công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương.

3.2. Bảo đảm trật tự, an toàn, ứng xử văn minh du lịch

- Thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ; cương quyết giải tỏa các hàng quán, sắp xếp, trả lại sự thông thoáng cho các khu vực bãi biển công cộng; tăng cường quản lý vỉa hè, lòng đường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất trật tự, ùn tắc giao thông, đảm bảo lòng lề đường được thông thoáng; ngăn chặn và xử lý dứt điểm các đối tượng đeo bám, chèo kéo gây phiền hà cho khách du lịch; tăng cường công tác kiểm tra, không để người lang thang, ăn xin gây phiền hà cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; có biện pháp hỗ trợ phù hợp đối với trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

- Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là tại các khu du lịch biển. Các địa phương có khu du lịch biển phải ban hành quy chế quản lý bãi tắm; đảm bảo có hệ thống phao tiêu, dây phao, cờ chỉ giới, biển báo hiệu vùng hành lang an toàn phù hợp với thủy triều thường xuyên của mực nước; có bảng, biển báo khu vực nguy hiểm, nước xoáy; bố trí đủ nhân lực và trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về quản lý xe điện, tàu thủy, các dịch vụ vui chơi giải trí (mô tô nước, tàu lượn, bể bơi, đu quay, cầu trượt...).

- Lắp đặt các biển chỉ dẫn, hướng dẫn du lịch tại khu, điểm du lịch để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách tiếp cận các khu, điểm du lịch.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch; xây dựng tổ, thôn, xóm, khu phố văn minh; phát động các phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ du khách; mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch.

3.3.Tăng cường quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu, điểm du lịch thực hiện niêm yết giá, chất lượng dịch vụ và bán đúng giá, chất lượng dịch vụ niêm yết; không để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá, ép khách, gây sốt giá, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của địa phương. Vận động, yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch không ép khách sử dụng dịch vụ khi không có nhu cầu.

- Rà soát, tăng cường kiểm tra và xử lý triệt để tình trạng xe điện và các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách chưa được cấp phép hoạt động, không làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, không niêm yết giá và thu cước vận chuyển không theo giá niêm yết.

- Thiết lập, duy trì và công khai số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin, phản hồi từ khách du lịch và người dân.

- Tăng cường kiểm tra và cương quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng vi phạm trong các hoạt động du lịch xảy ra trên địa bàn, gây bức xúc cho khách du lịch.

3.4. Đảm bảo vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tăng cường quản lý môi trường tự nhiên, cảnh quan tại các khu, điểm du lịch theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường điểm đến, đảm bảo môi trường trong sạch, tạo ấn tượng với khách du lịch; ưu tiên các nguồn lực để xử lý rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến điểm tham quan du lịch. Phát động phong trào đoàn, hội của địa phương thường xuyên thu dọn rác thải tại các khu vực công cộng của khu du lịch.

- Tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn đảm bảo các điều kiện theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc, nói không với chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm, thực hiện tốt các quy định về sử dụng hóa chất, chất phụ gia cho phép của Bộ Y tế; không tiêu thụ những sản phẩm rau, thịt không có nguồn gốc hoặc có dấu hiệu ôi thiu; chú trọng thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế; sử dụng nguồn nước bảo đảm theo quy định để chế biến thực phẩm; không để xảy ra tình trạng thực phẩm kém chất lượng trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ khách du lịch.Quản lý chặt chẽ, không để tình trạng bán hải sản tươi sống, sơ chế và nấu nướng hải sản phục vụ ăn uống ngay trên bãi biển; gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao tại các Nghị quyết, Chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành, phê duyệt các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch, làm căn cứ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư, thúc đẩy du lịch phát triển,góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra.

[...]