Nghị quyết 35/2017/NQ-HĐND thông qua Đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"

Số hiệu 35/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2017
Ngày có hiệu lực 24/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2017/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 14 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 321/2011/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 5678/TTr-UBND, ngày 09/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với các nội dung như sau:

I. Mục tiêu phát triển

1) Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng 7-8% GRDP của tỉnh; đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng trên 10% tổng GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Trị là "Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình"; “Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông - Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường Di sản”, “Con đường Huyền thoại” của khu vực.

2) Mục tiêu cụ thể

+ Đến năm 2020: hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt - Cửa Tùng - Địa đạo Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương - Cồn Cỏ; Thu hút 2.370 nghìn lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng đạt 7,9 %/năm (trong đó có 370 nghìn lượt khách quốc tế); Tốc độ tăng trưởng trung bình từ thu nhập từ khách du lịch đạt 3.302 tỷ đồng; (đạt tỷ lệ 16,7%/năm); Cơ sở lưu trú từ 4.700 - 5.000 buồng; tạo việc làm cho xã hội được 21.000 lao động.

+ Đến năm 2025: Hoàn thành về cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, nhất là tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; hình thành các tour, tuyến du lịch chủ đạo, xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh; thu hút 3.250 nghìn lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%/năm (trong đó có 550 nghìn lượt khách quốc tế); tốc độ tăng trưởng trung bình từ thu nhập từ khách du lịch đạt 6.553 tỷ đồng; (đạt tỷ lệ 13,3%/năm); cơ sở lưu trú từ 7.000 buồng; tạo việc làm cho xã hội được 33.600 lao động.

+ Đến năm 2030: Hoàn thành về cơ bản việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch; khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu du lịch của tỉnh, tạo bước phát triển đột phá cho giai đoạn tiếp theo; thu hút 4.240 nghìn lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng đạt 5,5%/năm (trong đó có 740 nghìn lượt khách quốc tế); tốc độ tăng trưởng trung bình từ thu nhập từ khách du lịch 11.693 tỷ đồng; tương đương 531 triệu USD (tốc độ tăng trưởng trung bình 12,5%/năm); cơ sở lưu trú từ 9.500 buồng; tạo việc làm cho xã hội được 45.600 lao động.

II. Các định hướng phát triển du lịch

1) Định hướng thị trường khách du lịch

a) Thị trường khách quốc tế:

Nhóm thị trường ưu tiên phát triển: Là các quốc gia ASEAN, đặc biệt là các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây: Lào, Thái Lan, Myanmar.

Nhóm thị trường truyền thống: Là các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc).

Nhóm thị trường mở rộng: Là Trung Đông, Nam Á, Đông Âu. Dòng khách này có thể khai thác theo trục Hành lang Đông Tây kết nối với sông Hằng và trong khuôn khổ GMS,...

b) Thị trường khách nội địa: Là thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung; thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ; mở rộng khai thác thị trường Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

2) Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ