Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 303/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Số hiệu 303/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/05/2013
Ngày có hiệu lực 12/05/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Nguyễn Thanh Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 13 tháng 5 năm 2013

VỀ VIỆC THÔNG QUA “QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;

Xét Tờ trình số 874/TTr-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 09/BC-HĐND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch

1. Quan điểm

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch ngành có liên quan.

- Mang tính hệ thống, bao gồm bảo tồn các hệ sinh thái, loài, nguồn gen, các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đặc thù; chú trọng duy trì, bảo vệ phát triển chức năng và các khả năng sức chứa của hệ sinh thái; ưu tiên chú trọng các hệ sinh thái đặc trưng, dễ bị tổn thương, nhạy cảm, đã bị suy thoái hoặc có nguy cơ suy thoái.

- Quy hoạch được xây dựng một cách khoa học, khách quan, tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên, kết hợp các phương pháp hiện đại và truyền thống. Khuyến khích áp dụng tri thức bản địa nhằm sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên sinh học.

- Đảm bảo thích ứng được với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Có sự gắn kết hòa nhập với bảo tồn ĐDSH trong phạm vi cả nước, với các tỉnh có chung ranh giới và quốc tế với các quốc gia có chung đường biên giới.

- Dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của cộng đồng, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần phải hướng đến mục tiêu “vì con người”, đặt con người vào vị trí trung tâm của bảo tồn ĐDSH. Chỉ ra mối liên quan giữa lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH với lợi ích của con người và xã hội.

- Áp dụng các phương pháp quy hoạch, khoa học công nghệ tiên tiến, thích hợp. Kế thừa các quy hoạch liên quan về sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết quả điều tra cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội.

- Thiết thực, khả thi trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và nhu cầu khai thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm của ĐDSH, kể cả nhu cầu trên phạm vi cả nước và nước ngoài, đồng thời có thể thích nghi với các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đảm bảo quyền lợi quốc gia, đồng thời chú trọng thỏa đáng tới lợi ích các ngành, các địa phương, đặc biệt là lợi ích cộng đồng và người dân bản địa.

2. Nguyên tắc quy hoạch:

- Đảm bảo ba mục tiêu: bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng (về trách nhiệm và lợi ích) đối với nguồn tài nguyên ĐDSH.

- Bảo tồn tại chỗ là chính, song cần mở rộng việc bảo tồn và quản lý ĐDSH vượt ra ngoài ranh giới các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Chú trọng đến việc đảm bảo dịch vụ hệ sinh thái, cần phải bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái để chúng tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài.

- Đạt được sự hài hòa các mục tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển khác của xã hội, đảm bảo huy động tối đa sự tham gia của các bên liên quan.

II. Mục tiêu của Quy hoạch:

1. Mục tiêu chung:

- Bảo tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên và quan trọng trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nét đẹp độc đáo của tự nhiên.

- Nuôi, trồng và chăm sóc các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

[...]