HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2022/NQ-HĐND
|
Tuyên Quang, ngày
10 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU
11, ĐIỀU 12 NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2022/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019; Khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
13 tháng 06 năm 2019; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18
tháng 6 năm 2020; khoản 3 Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm
2020; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo
phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện
lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự
ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 110/TTr-UBND
ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác quy định tại Điều
11, Điều 12 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu
quốc gia; Báo cáo thẩm tra số 279/BC-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2022 của
Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định cơ
chế huy động các nguồn lực khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Quy định tại Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định
số 27/2022/NĐ-CP).
2. Các nội dung không quy định
tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và
các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Nghị quyết này áp dụng đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc huy động các nguồn
lực khác theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP để thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 3.
Nguyên tắc huy động
1. Huy động nguồn vốn tín dụng
và nguồn lực hợp pháp khác nhằm hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cho các hoạt động,
chương trình, dự án với mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Việc huy động, sử dụng nguồn
lực phải phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, quy định của từng
chính sách tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và pháp
luật tương ứng với nguồn lực được huy động.
3. Việc huy động các nguồn vốn
phải được xác định ngay từ bước xây dựng kế hoạch và phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của từng địa phương.
4. Việc huy động nhân dân đóng
góp phải được thực hiện trên nguyên tắc: Dân chủ, tự nguyện, công khai, minh bạch
trong huy động quản lý, sử dụng; dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, có sự tham vấn,
lấy ý kiến của người dân.
5. Phát huy vai trò của chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền về chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để huy động nguồn lực thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
Điều 4. Huy
động và sử dụng nguồn vốn tín dụng
1. Huy động nguồn vốn tín dụng:
a) Vốn cho vay của Ngân hàng
Chính sách xã hội; Quỹ hỗ trợ Nông dân; Quỹ phát triển Hợp tác xã; Quỹ đầu tư
phát triển của tỉnh; các tổ chức tín dụng.
b) Nguồn ngân sách địa phương:
Căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng
nhân dân tỉnh quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính
sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động
thuộc từng Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình
hình kinh tế - xã hội của địa phương và quy định của pháp luật.
2. Các dự án, chương trình sử dụng
nguồn vốn tín dụng:
a) Hỗ trợ phát triển sản xuất.
b) Hỗ trợ giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
c) Hỗ trợ học nghề, chuyển đổi
nghề.
3. Cơ chế vay vốn tín dụng:
a) Đối với chính sách tín dụng
ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng
ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030,
giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025.
b) Đối với chính sách tín dụng
ưu đãi khác: Căn cứ các chính sách tín dụng của nhà nước, các chính sách tín dụng
ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội; Quỹ hỗ trợ Nông dân; Quỹ phát triển Hợp
tác xã; Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh và các tổ chức tín dụng để vay thực hiện
các hoạt động, chương trình, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Đối với các chính sách hỗ trợ
lãi suất tín dụng do tỉnh ban hành: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
03/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm
OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2021-2025; Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang và các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh và
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Sử dụng nguồn vốn tín dụng:
Thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp
luật về hoạt động tín dụng.
Điều 5. Huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác
1. Nguồn lực hợp pháp khác gồm:
a) Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ
hoặc các loại giấy tờ có giá quy đổi được ra Việt Nam đồng.
b) Các loại hiện vật phù hợp với
nhu cầu sử dụng của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Ngày công lao động và các
hình thức huy động đóng góp tự nguyện khác.
2. Các dự án, chương trình sử dụng
nguồn lực hợp pháp khác:
a) Hỗ trợ phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội.
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất,
nhân rộng mô hình, dự án.
c) Hỗ trợ giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí ổn định dân
cư.
d) Bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
đ) Các dự án, chương trình sử dụng
nguồn lực hợp pháp khác thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Đối tượng chủ trì vận động để
huy động nguồn lực hợp pháp khác:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
b) Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh.
c) Ban Chỉ đạo các Chương trình
mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện phối
hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp
huyện căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định tại Nghị quyết
này tổ chức hoặc giao thực hiện vận động để huy động nguồn lực hợp pháp khác
trên địa bàn.
đ) Các đối tượng khác theo quy
định pháp luật.
4. Tiếp nhận, quản lý nguồn huy
động hợp pháp khác:
a) Tiếp nhận, quản lý tiền, giấy
tờ có giá quy đổi được ra Việt Nam đồng, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5:
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị
quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết này mở một tài khoản riêng tại Kho bạc
Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại theo từng đợt vận động để tiếp nhận, quản lý
toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong thời gian tiếp
nhận.
b) Tiếp nhận, quản lý hiện vật
đóng góp tự nguyện:
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị quy
định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết này bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản
lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận.
Toàn bộ hiện vật đóng góp tự
nguyện phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chủng loại; bảo quản, lưu trữ
theo đúng tiêu chuẩn quy định tại các điểm tiếp nhận theo chỉ định của các tổ
chức, cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 Nghị quyết này.
c) Tiếp nhận, quản lý ngày công
lao động: Toàn bộ đóng góp bằng ngày công lao động được đăng ký, tiếp nhận và
theo dõi cụ thể theo số lượng, ngày công đóng góp theo quy định.
d) Tiếp nhận, quản lý các hình
thức huy động đóng góp khác: Căn cứ vào hình thức đóng góp, đơn vị tiếp nhận phối
hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
để tiếp nhận, quản lý theo quy định hiện hành của pháp luật tương ứng với hình
thức huy động.
5. Phân phối nguồn lực huy động
hợp pháp khác:
Ban chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia các cấp chủ trì, phối hợp với đối tượng chủ trì vận động và chính
quyền địa phương thực hiện phân phối nguồn lực huy động theo quy định.
6. Sử dụng nguồn lực huy động hợp
pháp khác:
Thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 12 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; các quy định của pháp luật hiện hành; các
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và
văn bản có liên quan.
7. Công khai nguồn lực huy động
hợp pháp khác:
a) Các cơ quan, đơn vị tổ chức
vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn lực huy động đóng góp có trách
nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc
vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn huy động đóng góp.
b) Nội dung công khai:
Văn bản về việc tổ chức kêu gọi,
vận động huy động đóng góp.
Kết quả vận động (tổng số tiền,
hiện vật, ngày công lao động và các khoản đóng góp tự nguyện khác).
Việc phân phối tiền, hiện vật,
ngày công lao động và các khoản đóng góp tự nguyện khác của các tổ chức, cá
nhân cho các đơn vị theo từng chương trình, dự án.
c) Hình thức công khai:
Công khai trên Trang thông tin
điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Công khai, niêm yết tại trụ sở
làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng (thôn, tổ
dân phố).
Thông báo bằng văn bản đến các
cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử
dụng nguồn huy động, đóng góp.
d) Thời điểm công khai:
Công khai văn bản về việc kêu gọi,
vận động huy động đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành.
Công khai thời gian, địa điểm,
cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước ngày bắt đầu tổ chức
thực hiện từ 01 đến 03 ngày.
Công khai kết quả vận động, tiếp
nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã
vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận;
công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể
từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng.
Công khai dự án, chương trình,
đối tượng sử dụng nguồn huy động hợp pháp ngay từ khi bắt đầu thực hiện phân phối
nguồn đóng góp tự nguyện.
đ) Thời gian công khai: Niêm yết
công khai tại trụ sở tổ chức, cơ quan, đơn vị, điểm sinh hoạt cộng đồng và công
khai trên Trang thông tin điện tử trong 30 ngày.
8. Giám sát của cộng đồng đối với
việc huy động nguồn lực hợp pháp khác: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát cộng đồng
đối với việc huy động và sử dụng nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia trên địa bàn.
9. Đối tượng chủ trì vận động để
huy động nguồn lực hợp pháp khác:
a) Phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng phổ biến, thông tin rộng rãi nội dung, ý nghĩa của cuộc vận
động, thời gian, địa điểm tiếp nhận, tài khoản tiếp nhận tới các tổ chức, cá
nhân tự nguyện đóng góp.
b) Chủ trì, phối hợp với chính
quyền cùng cấp chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn đóng góp tự
nguyện đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và minh bạch.
c) Thực hiện báo cáo tình hình
và kết quả vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện theo chế độ
quy định.
10. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn việc quản lý, thanh
toán, quyết toán nguồn vốn tín dụng và các nguồn lực huy động tại Nghị quyết
này.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ
chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 7. Hiệu
lực thi hành
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XIX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 10 tháng 12 năm
2022 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội;
- Các Văn phòng: Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang; Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Minh Xuân
|