NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY
HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC ĐÔ THỊ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của
Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của
Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số
3742/TTr-UBND ngày 17/6/2008 về việc “Đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống các đô thị tỉnh Nghệ An đến năm 2020”;
Trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế – Ngân
sách HĐND tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1. Thông qua Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống các đô thị tỉnh Nghệ An đến năm 2020, với nội dung
như sau:
1. Về mục
tiêu phát triển:
Quy hoạch tổng thể hệ thống các đô thị tỉnh Nghệ An là
quy hoạch xây dựng vùng; nhằm định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh
theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và
khai thác tốt tiềm năng lợi thế của từng vùng; làm căn cứ cho các đô thị phát
triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc đô thị hiện đại và đậm đà bản
sắc dân tộc, trở thành nhân tố phục vụ tốt và thúc đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường
sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Các
nhiệm vụ chủ yếu:
- Tập trung thu hút đầu tư phát triển thành phố Vinh lên
đô thị loại I, đô thị đóng vaui trò Trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh
Nghệ An và Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ gắn với việc xây dựng
khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An, tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An
thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An thành một trong những tỉnh khá của cả nước.
- Quan tâm đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đô thị
trên ba vùng: vùng miền núi Tây bắc, vùng miền núi Tây Nam, vùng đồng bằng ven
biển, đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. Trong đó:
+ Có kế hoạch 5 năm và hàng năm tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng cải tạo, mở rộng, nâng cấp các đô thị
cũ;
+ Tăng cường phát triển các đô thị mới và các trung tâm cụm
xã (thị tứ).
- Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và hạ
tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch và pháp luật. Ưu tiên việc thực hiện các dự
án xây dựng khu nhà ở xã hội, các khu đô thị mới tập trung theo hướng hiện đại,
tạo bộ mặt mới cho đô thị.
- Phát triển kiến trúc đô thị mới hiện đại, bền vững, có
giá trị sử dụng và giá trị văn hoá cao, kết hợp kiến trúc dân tộc với kiến trúc
hiện đại, gắn bó một cách hữu cơ với thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp hài hoà của tổng
thể cảnh quan đô thị.
3. Nội
dung Đồ án.
3.1. Chức
năng chủ yếu của các đô thị.
- Đô thị Vinh giữ vai trò Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng
Bắc Trung bộ: là đầu tàu tăng trưởng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung
tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông quan trọng
của vùng Bắc Trung bộ, cả nước và quốc tế. Đến năm 2010 đạt tiêu chuẩn Đô thị
loại I, phấn đấu trong quý III /2008 lên Đô thị loại I và đến năm 2020 giữ vai
trò Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ.
- Các đô thị: Cửa Lò, Con Cuông, Thái Hoà, Hoàng Mai và
các đô thị Phủ Diễn, Đô Lương, Tân Kỳ là các trung tâm hành chính, kinh tế, văn
hoá, du lịch, dịch vụ, công nghiệp vật liệu xây dựng của khu vực trọng tâm phát
triển KT -XH của tỉnh.
- Các đô thị là thị trấn huyện lỵ giữ vai trò là trung
tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá... của huyện. Ngoài ra các đô thị mới
(tương đương đô thị loại 5) giữ vai trò theo từng chức năng cụ thể của từng
vùng huyện.
- Các thị tứ là trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ cho
xã hoặc cụm xã đóng vai trò đẩy mạnh quá trình đô thị hoá của tỉnh và xây dựng
nông thôn mới.
3.2.
Tăng trưởng dân số toàn tỉnh:
- Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số 1,1%, dân số toàn tỉnh là
3.130.007 người.
- Năm 2010, tỷ lệ tăng dân số 1,1%, dân số toàn tỉnh là
3.170.000 người.
- Năm 2015, tỷ lệ tăng dân số 1,1%, dân số toàn tỉnh là
3.333.000 người.
- Năm 2020, tỷ lệ tăng dân số 1,1%, dân số toàn tỉnh là
3.500.000 người.
3.3. Tỷ
lệ đô thị hoá những năm tới:
Thống nhất dự báo về dân số và tỷ lệ đô thị hoá cụ thể
sau:
- Đến năm 2010 dân số đô thị khoảng 618.295 người
/3.170.000 người dân số toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ đô thị hoá là 19,5%.
- Đến năm 2015 dân số đô thị khoảng 990.280 người
/3.333.000 người dân số toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ đô thị hoá là 31,2%.
- Đến năm 2020 dân số đô thị khoảng 1.455.000 người
/3.500.000 người dân số toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ đô thị hoá là 41,6%. (cả nước
45%).
3.4. Quy
mô sử dụng đất đô thị.
a) Hiện trạng đất đô thị là 10.482 ha, chiếm 0,64% diện
tích đất tự nhiên cả tỉnh, bình quân đất đô thị 270m2/người.
b) Năm 2010, đất đô thị sẽ là 13.030 ha, chiếm 0,79% diện
tích đất tự nhiên cả tỉnh, bình quân đất đô thị 210m2/người.
c) Năm 2015, đất đô thị sẽ là 17.170 ha, chiếm 1,04% diện
tích đất tự nhiên cả tỉnh, bình quân đất đô thị 173m2/người.
b) Năm 2020, đất đô thị sẽ là 23.060 ha, chiếm khoảng
1,40% diện tích đất tự nhiên cả tỉnh, bình quân đất đô thị 158m2/người.
Nhu cầu sử dụng đất của từng đô thị được xác định trên cơ
sở quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị và điều kiện thực tế của từng địa
phương.
3.5. Định
hướng chọn đất xây dựng đô thị.
Theo bản vẽ quy hoạch hệ thống đô thị QH -07 do Viện quy
hoạch kiến trúc xây dựng Nghệ An lập và số liệu tại bảng phụ lục kèm theo.
a) Nguyên tắc chọn đất xây dựng và chọn hướng phát triển
đô thị: khi chọn đất xây dựng đô thị, cần căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, vị
trí sinh lợi của đất và các điều kiện cơ sở hạ tầng, trong đó cần lưu ý:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục
đích xây dựng đô thị.
- Tận dụng tối đa đất trống, đất sử dụng kém hiệu quả, cải
tạo chỉnh trang tại các đô thị hiện có, phát triển hạ tầng đạt tiêu chuẩn đô thị
hiện đại.
- Khuyến khích sử dụng đất đồi, đất hoang hoá, đất chưa sử
dụng.
b) Khi lập các quy hoạch xây dựng các đô thị: Tuỳ theo điều
kiện cụ thể để chọn các hướng phát triển chủ yếu sau:
- Sử dụng các khu đất trống hoặc tái sử dụng quỹ đất khai
thác kém hiệu quả tại các đô thị hiện có.
- Mở rộng đô thị vùng lân cận có nền kinh tế, xã hội phát
triển đồng bộ.
- Xây dựng các đô thị vệ tinh tại vùng ảnh hưởng của
thành phố lớn.
- Xây dựng các đô thị mới trên cơ sở khai thác các vùng
chưa phát triển hoặc các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung với hướng mở rộng
chủ yếu ra các vùng Quỳnh Lưu, phía Tây và phía Bắc thành phố Vinh, Nghĩa Đàn,
Anh Sơn, Con Cuông... nơi có quỹ đất đồi hoặc đất nông nghiệp kém phát triển.
- Đô thị hoá các khu dân cư hiện có đã hình thành và phát
triển dưới dạng trung tâm xã, cụm xã.
3.6. Định
hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị.
a) Tổ chức quy hoạch xây dựng và phân bố các đô thị: Tổ
chức quy hoạch xây dựng và phân bố các đô thị trung tâm trên các vùng một cách
hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng của
tỉnh.
- Hệ thống đô thị hình thành trên cơ sở các đô thị trung
tâm như: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các đô thị trung tâm vùng phía Tây Nam
(Con Cuông), Tây Bắc (Thái Hoà) tỉnh Nghệ An, đô thị trung tâm Nam Thanh – Bắc
Nghệ (Hoàng Mai); các đô thị giữ vai trò chức năng khác như: Phủ Diễn huyện Diễn
Châu, Đô Lương, Tân Kỳ.
- Các đô thị trung tâm của các huyện bao gồm: Các đô thị
đã đóng vai trò là trung tâm huyện lỵ phải mở rộng cải tạo, các đô thị mới được
phát triển trên cơ sở chức năng của đô thị loại này phù hợp phát triển kinh tế
xã hội của từng huyện.
- Các thị tứ được hình thành, phát triển trên cơ sở là đầu
mối giao thông, trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ, du lịch của xã, trung tâm
cụm xã làm động lực phát triển cho đô thị mới sau năm 2020 của tỉnh.
b) Về quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch xây dựng hệ thống
đô thị phải đảm bảo diện tích đất xây dựng các khu chức năng, các cơ sở hạ tầng
có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo các nhu cầu về sinh hoạt, khu vui chơi giải
trí, văn hoá, thể thao, môi trường cây xanh ngày càng cao.
c) Về kiến trúc đô thị: Tất cả các đô thị đều phải được lập
quy hoạch, hình thành bộ mặt kiến trúc, góp phần tạo nên hình ảnh đô thị hiện đại,
văn minh, tương xứng với tầm vóc của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá; bảo
vệ, tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá và các công trình kiến trúc
có giá trị, đồng thời phát triển nền văn hoá kiến trúc đô thị mới, hiện đại, đậm
đà bản sắc dân tộc.
3.7. Quy
hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông
+ Giao thông đối ngoại
- Xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
của cả tỉnh và các vùng kinh tế trọng điểm liên hệ giữa các đô thị với nhau, những
công trình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển đô thị, là cầu nối liên hệ
giữa đô thị với các tỉnh lân cận như sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, đường
sông và các bến xe liên tỉnh
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các chùm
đô thị, các vùng và địa phương, tạo điều kiện đô thị hoá các vùng nông thôn và
điều hoà quá trình tăng trưởng các đô thị lớn.
+ Giao thông nội đô thị
- Xây dựng các công trình giao thông đầu mối, mạng lưới
đường phố và giao thông tĩnh, đảm bảo tại các đô thị lớn tỷ lệ đất giao thông từ
20-30% đất đô thị, các đô thị nhỏ và trung bình từ 12-18% đất đô thị.
- Hoàn chỉnh mạng lưới đường đô thị, tổ chức giao thông hợp
lý; đảm bảo đồng bộ với hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
- Có biện pháp chống ách tắc giao thông như: giải phóng
lòng đường, vỉa hè, lắp đặt các hệ thống tín hiệu đèn, biển báo; tuyên truyền
luật lệ về giao thông…
- Tăng cường đầu tư phát triển giao thông công cộng: đối
với thành phố Vinh - Cửa Lò, tỷ lệ giao thông công cộng phải đạt 25-35% vào năm
2020.
- Khuyến khích tổ chức giao thông đi bộ trong các đô thị.
b) Cung cấp năng lượng
- Xây dựng chiến lược nguồn cấp năng lượng bao gồm các
nhà máy thuỷ điện và các nguồn năng lượng khác, đáp ứng yêu cầu phục vụ ổn định
cho sản xuất, sinh hoạt tại các đô thị, đặc biệt là cho các vùng kinh tế trọng
điểm.
- Giai đoạn 2005-2010 thuỷ điện là nguồn cấp chủ yếu. Sau
năm 2010, nghiên cứu sử dụng các dạng năng lượng khác như nhiệt, hơi, khí và
năng lượng nguyên tử. Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt tại thành phố Vinh:
600-800kWh/ng/năm, tại các thị xã là 500-600kWh/ng/năm và các đô thị nhỏ là
150-250kWh/ng/năm.
c) Cấp nước
- Xây dựng chiến lược về nguồn cung cấp nước cho các đô
thị, khai thác hợp lý nguồn nước mặt hiện có, thăm dò đánh giá trữ lượng nước
ngầm, tạo những hồ chứa nước ở những nơi có điều kiện.
- Nâng tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước với tiêu chuẩn
dùng nước trung bình 180 lít /người /ngày năm 2010 và 200 lít /người /ngày năm
2020 với chất lượng thích hợp tuỳ theo mục đích sử dụng. Nâng công suất tính đến
năm 2020 là 405.773 m3.
d) Thông tin liên lạc: Xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống
thông tin liên lạc theo yêu cầu phát triển của từng đô thị.
đ) Bảo vệ môi trường cảnh quan, cân bằng sinh thái đô thị:
- Duy trì bảo vệ thiên nhiên bao gồm rừng tự nhiên, khu bảo
tồn thiên nhiên, hệ thống cây xanh, mặt nước… trên địa bàn của từng đô thị.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên,
qũy đất, nước, khoáng sản, rừng… vào việc xây dựng mới, cải tạo đô thị.
- Quy hoạch phân vùng các khu chức năng hợp lý của từng
đô thị, đảm bảo nhu cầu nhà ở, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, giải trí, thể thao
và các nhu cầu hoạt động văn hoá khác.
- Nghiên cứu tái sử dụng các chất thải bằng các công nghệ
cao.
4. Nội
dung đầu tư phát triển các đô thị giai đoạn từ nay đến 2010 và 2015.
4.1. Các
dự án ưu tiên, cải tạo xây dựng mới.
- Tổ chức lập, thẩm định phê duyệt phân loại và cấp quản
lý đô thị của 01đô thị từ loại 4 lên loại 3 (thị xã Cửa Lò); dự kiến 07 đô thị
từ loại 5 lên loại 4 và tối thiểu 20-25 đô thị mới lên đô thị loại 5;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao
thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc của các đô thị từ loại 5 trở
lên; các khu công nghiệp thu hút lao động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đô thị,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá,
tăng thu ngân sách tạo việc làm cho người lao động.
- Đầu tư phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội, tạo môi trường thu hút đầu tư vào đô thị, nâng cao điều kiện
sinh hoạt của nhân dân.
- Cải thiện vệ sinh môi trường, giữ gìn giá trị văn hoá lịch
sử của mỗi đô thị, cân bằng sinh thái đô thị và đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt.
4.2. Các
cơ chế, chính sách phát triển đô thị.
Trên cơ sở chế độ chính sách hiện hành của nhà nước và sự
vận hành của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện tốt các nội
dung sau:
- Tăng cường hiệu lực pháp lý của bộ máy quản lý nhà nước.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp tạo nguồn
vốn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước, vốn từ quỹ đất, và các
nguồn tài trợ khác; hình thành quỹ phát triển cơ sở hạ tầng của từng đô thị.
- Có cơ chế khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào
phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng của đô thị, nhất là các đô thị trung tâm
các vùng, ưu tiên đô thị phía Tây Bắc, Tây Nam, đô thị vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.
- Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý kiến trúc, quy
hoạch đô thị nhằm từng bước xây dựng nền kiến trúc đô thị hiện đại gắn liền kiến
trúc bản sắc dân tộc, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiến
trúc đô thị đảm bảo các đô thị phát triển có trật tự, kỷ cương theo đúng quy hoạch
và pháp luật quy định.
- Tăng cường công tác tổ chức lập, thẩm định phê duyệt
các đồ án quy hoạch. Tổ chức công bố, cắm mốc giới thực địa theo quy hoạch được
duyệt.
- Coi trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường đô thị, bảo
đảm cho các đô thị xanh, sạch, đẹp phát triển ổn định, bền vững, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị.
Điều
2. Giao cho UBND tỉnh
căn cứ Nghị quyết này để hoàn chỉnh hồ sơ và phê duyệt theo quy định hiện hành.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Nghệ An kỳ họp thứ 13,
khoá XV thông qua ngày 23 tháng 7 năm 2008. /.