Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2013 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Số hiệu | 23/2012/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 23/12/2012 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký | Nguyễn Doãn Khánh |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/NQ-HĐND |
Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4844/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2013:
I. DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2013
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: trong đó: |
2.724.000 triệu đồng,
|
|
|
- Thu nội địa: |
2.509.000 triệu đồng; |
|
|
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: |
201.000 triệu đồng; |
|
|
- Thu xổ số kiến thiết: |
14.000 triệu đồng; |
|
|
2. Tổng thu ngân sách địa phương: trong đó: |
7.848.598 triệu đồng,
|
|
|
- Các khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: |
2.509.000 triệu đồng; |
|
|
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: |
5.039.598 triệu đồng; |
|
|
- Dự kiến huy động đầu tư theo khoản 3, Điều 8, Luật Ngân sách Nhà nước: |
300.000 triệu đồng. |
|
|
3. Thu phản ánh qua ngân sách nhà nước (Thu xổ số): |
14.000 triệu đồng |
|
|
4. Tổng chi ngân sách địa phương: bao gồm: |
7.848.598 triệu đồng,
|
|
|
a. Chi cân đối ngân sách địa phương: |
6.869.098 triệu đồng |
|
|
- Chi đầu tư phát triển: |
537.300 triệu đồng; |
|
|
- Chi thường xuyên: |
5.868.008 triệu đồng; |
|
|
- Chi dự phòng ngân sách: |
158.590 triệu đồng; |
|
|
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: |
1.200 triệu đồng; |
|
|
- Chi thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu do HĐND tỉnh giao tăng so với dự toán Trung ương giao: |
4.000 triệu đồng; |
|
|
- Dự kiến chi từ nguồn huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách: |
300.000 triệu đồng. |
|
|
b. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW: |
979.500 triệu đồng. |
|
|
5. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: |
7.124.845 triệu đồng: |
|
|
a. Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh: bao gồm: |
3.273.189 triệu đồng,
|
|
|
- Chi đầu tư phát triển: |
314.300 triệu đồng; |
|
|
- Chi thường xuyên: |
2.550.238 triệu đồng; |
|
|
- Chi dự phòng ngân sách: |
103.451 triệu đồng; |
|
|
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: |
1.200 triệu đồng; |
|
|
- Chi thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu do HĐND tỉnh giao tăng so dự toán Trung ương giao: |
4.000 triệu đồng. |
|
|
- Chi từ nguồn dự kiến huy động đầu tư theo khoản 3 - Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước: |
300.000 triệu đồng; |
|
|
b. Chi bổ sung cân đối cho ngân sách huyện: |
2.872.156 triệu đồng. |
|
|
c. Chi thực hiện chương trình mục tiêu: |
979.500 triệu đồng. |
|
|
6. Chi từ nguồn thu phản ánh qua NSNN (Thu xổ số): |
14.000 triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Có các phụ biểu chi tiết kèm theo)
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục rà soát, đánh giá các khả năng thu và thực tế thu ngân sách năm 2012, từ đó xác định chính xác khả năng thu năm 2013; tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế:
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, phân tích các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tính chính xác, trung thực của hồ sơ khai thuế. Chú trọng công tác kiểm tra sau hoàn thuế để xử lý truy thu thuế, thu hồi hoàn thuế và xử lý vi phạm về thuế theo đúng quy định.
- Thực hiện tăng cường công tác quản lý nợ thuế, áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đồng thời đề ra biện pháp cụ thể để xử lý và thu nộp kịp thời vào NSNN đối với các khoản nợ có khả năng thu theo đúng quy định.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách, khẩn trương giao chỉ tiêu thu do Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho các đơn vị và các cấp; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn để chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với cơ quan thuế khai thác triệt để các nguồn thu nhằm ổn định và tăng trưởng nguồn thu trên địa bàn, tạo điều kiện huy động và khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm phát. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn để tăng khả năng tiếp cận vay vốn cho các doanh nghiệp, giảm nhanh lượng hàng hoá tồn kho của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển.
3. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách thuế mới, tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách thuế; hướng trọng tâm là tuyên truyền triển khai kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015; các Luật thuế và chính sách thuế mới; các văn bản sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và Luật quản lý thuế...Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống thuế, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong quản lý, uỷ nhiệm thu thuế và các khoản thu NSNN.
4. Tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương về giải quyết các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu; vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, nghiên cứu ban hành các cơ chế quản lý tài chính thu, chi ngân sách đảm bảo vừa phù hợp cơ chế của Nhà nước vừa đáp ứng được thực tiễn đòi hỏi của địa phương, nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị trong tổ chức hoạt động kinh tế và quản lý ngân sách nhà nước nhằm tăng thu cho ngân sách địa phương.
5. Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN, theo hướng ưu tiên tăng đầu tư cho con người, cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bố trí chi cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường,...theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tiếp tục rà soát các chính sách chế độ , định mức kinh tế - kỹ thuật để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền những chế độ chính sách định mức không phù hợp với thực tế, thúc đẩy chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm. Nghiên cứu sửa đổi bổ sung công tác quản lý, tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách tăng cường trách nhiệm cho các địa phương, các đơn vị hưởng ngân sách nhà nước.
Đối với chi đầu tư phải quyết liệt rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên: Tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách trong các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; trong từng lĩnh vực (kể cả các lĩnh vực ưu tiên nêu trên) phải thực hiện rà soát để giảm, giãn các dự án chưa cấp bách để tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách, có thể sớm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
6. Thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu lực, hiệu quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước.
7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành chức năng trong việc tuyên truyền, vận động giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách năm 2013.
8. Tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSNN; yêu cầu các ngành, các cấp và các đơn vị ngoài 10% tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2013, tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) ngay từ khâu dự toán (ngân sách các cấp giữ lại phần tiết kiệm ở các cấp ngân sách trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương) để bố trí tăng chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó tập trung thực hiện các chính sách mới ban hành. Trong đó, yêu cầu tập trung cắt giảm các chi phí tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, tiết kiệm giảm chi phí công tác trong nước và ngoài nước.