Nghị quyết 22/2006/NQ-HĐND ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 của tỉnh Vĩnh Phúc do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 8 ban hành

Số hiệu 22/2006/NQ-HĐND
Ngày ban hành 18/12/2006
Ngày có hiệu lực 28/12/2006
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 22/2006/NQ-HĐND

Vĩnh Yên, ngày 18 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BAN HÀNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số: 210/2006/QĐ-TTg ngày 12-9-2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Sau khi xem xét Tờ trình số:128/TTr-UBND ngày 17-11-2006 của UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

I - BAN HÀNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 CỦA TỈNH VĨNH PHÚC NHƯ SAU:

1. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển cho các ngành và huyện, thị của tỉnh như sau:

1.1- Nguyên tắc:

- Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước theo các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng áp dụng cho năm ngân sách 2007, là cơ sở để xác định số vốn bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện, được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2007 - 2010;

- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thị; các trung tâm chính trị với các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên các xã miền núi và vùng có đồng bào dân tộc.

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hỳt các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phõn bổ vốn đầu tư phát triển.

1.2- Vốn đầu tư phát triển phân cho ngành: Thực hiện các dự án (công trình) như sau:

- Đối với các ngành được tỉnh giao quản lý các dự án có tính chuyên ngành cao, các dự án (công trình) có liên quan đến nhiều huyện thị, các công trình tỉnh lộ, công trình thuỷ lợi lớn, các công trình kênh mương loại 2, trung tâm huấn luyện thể thao, nhà hát, quảng trường, các bệnh viện Đa khoa liên khu vực, bệnh viện đa khoa của tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh, các bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các trung tâm y tế huyện, các trung tâm y tế dự phòng; hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, hạ tầng hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, các trường nghệ thuật, v.v..

- Đối với các công trình đường tỉnh lộ trước đây UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư, do việc thực hiện theo nguyên tắc và tiêu chí của Chính Phủ, vốn được phân cho các huyện không có khả năng cân đối để hoàn thành công trình theo qui định: Nhóm C đầu tư không quá 2 năm, nhóm B đầu tư không quá 4 năm thì tỉnh phải cân đối vốn cho ngành, để ngành tiếp tục đầu tư cho các tuyến tỉnh lộ.

- Đối ứng các dự án ODA; đối ứng cho các công trình do các Bộ, Ngành đầu tư trên địa bàn trong đó có phần đối ứng của tỉnh giao cho ngành quản lý.

1.3- Vốn đầu tư phát triển phân cho các huyện, thị: Thực hiện các dự án (công trình) như sau:

- Đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế:

Hỗ trợ cải tạo vùng trũng, kiên cố hoá kênh mương loại 3, hỗ trợ các xã xây dựng các trạm biến áp và đường dây cao thế, hỗ trợ các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ hồ đập thuỷ lợi, xây dựng các trạm bơm tưới, các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường, điện, nước, cây xanh lát hè, điện chiếu sáng ở huyện lỵ và các thị trấn; các đường huyện lộ, hỗ trợ xây dựng giao thông nông thôn, đối ứng cho các dự án ODA do huyện làm chủ đầu tư,… (bao gồm cả công trình chuyển tiếp và công trình mới).

- Đầu tư cho các công trình hạ tầng xã hội:

+ Trụ sở các cơ quan Quản lý Nhà nước cấp huyện, xã; đầu tư các công trình trạm y tế. Hỗ trợ xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các cơ sở dạy nghề, nước sạch nông thôn, nhà ở giáo viên các xã miền núi, trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện, trường Chính trị, nhà bia, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ,… (bao gồm cả công trình chuyển tiếp và công trình xây dựng mới)

+ Việc bố trí vốn đầu tư cho các công trình của huyện, thị phải đảm bảo yêu cầu có đủ thủ tục xây dựng cơ bản trước 30/10 trước năm kế hoạch và không quá 2 năm đối với nhóm C, công trình mới nhóm C bố trí lần đầu không dưới 50% dự toán và nhóm B không quá 4 năm. Đối với công trình có vốn đối ứng các huyện, thị phải cân đối đảm bảo ưu tiên cho loại công trình này.

1.4- Tổng hợp các tiêu chí áp dụng để phân bổ vốn đầu tư của tỉnh:

- Tiêu chí dân số, gồm 2 tiêu chí:

+ Số dân của các huyện, thị xã (thành phố);

+ Số người dân tộc thiểu số.

- Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm 2 tiêu chí:

+ Tỷ lệ hộ nghèo;

[...]