HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/2007/NQ-HĐND
|
Quảng
Ngãi, ngày 16 tháng 7 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẬP TRUNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2008 –
2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X - KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số
210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn Ngân
sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số
219/2006/QĐ-TTg ngày 29/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định
số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 và Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày
12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số
1889/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban
hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng
nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008 – 2010; báo cáo thẩm
tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông
qua các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn
Ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho giai đoạn 2008 - 2010 với những
nội dung như sau:
I. Nguyên tắc chung và nguồn vốn
phân bổ
1. Nguyên tắc chung:
- Thực hiện đúng quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước, cân đối Ngân sách nhà nước theo các tiêu chí và định mức
chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2008, là cơ sở để xác định số bổ
sung cân đối ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thành phố, được ổn định
trong 3 năm của giai đoạn 2008-2010;
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với ưu tiên hỗ trợ
các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để
góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức
sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh;
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu
tư của Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để các địa phương chủ động trong việc
cân đối, thu hút các nguồn vốn khác đảm bảo mục tiêu huy động cao nhất các nguồn
vốn cho đầu tư phát triển. Phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo và trách
nhiệm của các cấp ngân sách;
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch,
công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;
- Từ 2009 trở đi, đảm bảo mức vốn đầu
tư trong cân đối của các huyện, thành phố không thấp hơn số dự toán UBND tỉnh
đã giao năm trước;
- Việc bố trí vốn đầu tư các công
trình phải đảm bảo yêu cầu thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự
án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm.
2. Nguồn vốn phân bổ:
Căn cứ mức vốn đầu tư (nguồn vốn ngân
sách đầu tư tập trung) Chính phủ giao cho tỉnh Quảng Ngãi và ổn định từ năm
2008-2010 (ngoại trừ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn Trung ương hỗ trợ
có mục tiêu, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn thu tiền sử dụng đất,
nguồn xổ số kiến thiết, nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh) phân bổ như sau:
a. Trả nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông
nông thôn, hạ tầng thuỷ sản, làng nghề do tỉnh vay từ năm 2007 về trước;
Từ kế hoạch năm 2008 trở đi, nếu địa
phương nào có đăng ký vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (vay vốn
tín dụng Ngân hàng phát triển) để thực hiện Chương trình kiên cố hoá kênh
mương, giao thông nông thôn, hạ tầng thuỷ sản, làng nghề thì số vốn trả nợ vay
sẽ trừ (-) vào kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho địa phương đó.
b. Trả nợ các khoản vay ngân sách
khác (do tỉnh vay);
c. Số vốn còn lại, phân bổ 60% thực
hiện các mục tiêu do tỉnh quản lý, phân bổ 40% cho các huyện, thành phố quản
lý.
Đối với nguồn vượt thu ngân sách tỉnh
hàng năm, sau khi đã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, số còn lại bổ sung vốn
cho các huyện, thành phố theo tiêu chí, định mức tại quy định này.
II. Phân bổ vốn đầu tư phát triển
do tỉnh quản lý
Vốn đầu tư phát triển do tỉnh quản lý
(phần 60% quy định tại tiết c, điểm 2, mục I nêu trên) được phân bổ cho các mục
tiêu theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Đối ứng các dự án ODA và các nguồn
viện trợ khác;
- Bố trí quy hoạch và chuẩn bị đầu
tư;
- Thanh toán nợ khối lượng hoàn
thành;
- Bố trí các công trình trọng điểm;
- Bố trí các công trình chuyển tiếp;
- Bố trí các công trình khởi công mới
có đầy đủ thủ tục;
- Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của tỉnh
(quy định cụ thể tại mục IV dưới đây).
III. Phân bổ vốn đầu tư phát triển
đối với các huyện, thành phố
(phần 40% quy định tại tiết c, điểm
2, mục I nêu trên)
1. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư:
- Đối ứng các dự án ODA và các nguồn
viện trợ khác (nếu có);
- Trả nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao
thông nông thôn, hạ tầng thuỷ sản và làng nghề do huyện vay (nếu có);
- Bố trí quy hoạch và chuẩn bị đầu
tư;
- Thanh toán nợ khối lượng hoàn
thành;
- Bố trí các công trình chuyển tiếp.
- Sau khi đã đảm bảo cân đối các mục
tiêu trên, số còn lại các huyện, thành phố bố trí các công trình khởi công mới
có đầy đủ thủ tục theo quy định.
Đối với các công trình có vốn đối ứng
của huyện, thành phố nếu địa phương không bố trí đầy đủ theo cam kết, ngân sách
tỉnh sẽ trừ vào số vốn đầu tư đã cân đối cho huyện, thành phố.
Các huyện, thành phố quyết định chủ
trương đầu tư đối với những dự án theo phân cấp quyết định đầu tư xây dựng công
trình của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư
trong cân đối cho các địa phương :
a. Tiêu chí dân số:
- Số dân của huyện, thành phố;
- Số người dân tộc thiểu số.
b. Tiêu chí trình độ phát triển:
- Tỷ lệ hộ nghèo;
- Thu ngân sách (không bao gồm thu tiền
sử dụng đất).
c. Tiêu chí diện tích tự nhiên:
d. Tiêu chí đơn vị hành chính:
- Số đơn vị hành chính cấp xã, phường,
thị trấn;
- Số xã miền núi, hải đảo;
- Số xã nghèo bãi ngang ven biển.
đ. Tiêu chí bổ sung:
- Thành phố;
- Huyện có quy hoạch lên thị xã đến
năm 2010.
3. Phương pháp xác định điểm của các
tiêu chí
a. Tiêu chí dân số: bao gồm tổng dân
số của huyện, thành phố và số người dân tộc thiểu số (căn cứ vào số liệu cuối
năm 2007 do Cục Thống kê tỉnh cung cấp), cách tính cụ thể như sau:
- Điểm tiêu chí dân số chung:
+ Cứ 10.000 người dân tính 1 điểm;
+ Dưới 30.000 người được tính 3 điểm.
- Điểm tiêu chí dân tộc thiểu số: cứ
10.000 người dân tộc thiểu số được tính thêm 1 điểm.
b. Tiêu chí trình độ phát triển: bao
gồm tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, thu ngân sách
(không bao gồm thu tiền sử dụng đất)
của các huyện, thành phố.
- Điểm tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo: tỷ lệ
hộ nghèo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp vào cuối năm 2007:
+ Các huyện, thành phố có tỷ lệ hộ
nghèo dưới 10% (theo chuẩn mới) sẽ không tính điểm;
+ Tỷ lệ hộ nghèo 10% được tính 1 điểm
và cứ tăng thêm 1% thì được tính thêm 0,1 điểm.
- Điểm tiêu chí thu ngân sách: số thu
ngân sách của từng huyện, thành phố được xác định trên cơ sở số liệu giao kế hoạch
năm 2007 (không bao gồm thu tiền sử dụng đất), cụ thể:
+ Số thu ngân sách từ 2 tỷ đồng trở
xuống được tính 1 điểm;
+ Số thu ngân sách trên 2 tỷ đồng đến
10 tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm;
+ Số thu ngân sách trên 10 tỷ đến 20
tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,15 điểm;
+ Số thu ngân sách từ 20 tỷ đồng trở
lên, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,2 điểm.
c. Tiêu chí diện tích tự nhiên: số điểm
của tiêu chí diện tích tự nhiên được tính như sau:
- Dưới 200 km2 tính 3 điểm;
- Từ 200 km2 trở lên, cứ 50 km2 tăng
thêm được tính thêm 0,1 điểm.
d. Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn:
- 01 xã, phường, thị trấn được tính
0,4 điểm;
- 01 xã miền núi, hải đảo được tính
thêm 0,2 điểm;
- 01 xã nghèo bãi ngang ven biển được
tính thêm 0,2 điểm.
đ. Tiêu chí bổ sung:
- Thành phố: 10 điểm;
- Thị trấn quy hoạch lên thị xã đến
năm 2010: 5 điểm.
IV. Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách tỉnh
Nguồn vốn đầu tư tập trung trong cân
đối phần tỉnh quản lý (60%), ngoài việc đầu tư các dự án trọng điểm, các dự án
do các Sở, ngành làm chủ đầu tư còn phải trích ra một khoản dùng để hỗ trợ cho
các huyện, thành phố theo các quy định như sau:
1. Những công trình hoàn thành, chuyển
tiếp, dự án quy hoạch trong danh mục kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007
trở về trước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư giao cho các huyện,
thành phố làm chủ đầu tư thì ngân sách tỉnh tiếp tục bố trí phần vốn theo quyết
định được duyệt.
2. Những công trình do thiên tai, hạn
hán, khắc phục lũ lụt, những công trình trọng điểm có tác động đến phát triển
kinh tế của tỉnh không nằm trong kế hoạch đầu năm của các huyện, thành phố
nhưng cần phải được thực hiện khẩn cấp thì Ngân sách tỉnh quyết định hỗ trợ
kinh phí để thực hiện.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân
dân tỉnh cụ thể hoá và triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh,
các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám
sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND khoá X, kỳ họp
thứ 12 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2007.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.