Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Số hiệu | 20/2023/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/07/2023 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2023 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Lê Thị Thu Hồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2023/NQ-HĐND |
Bắc Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Đối tượng áp dụng: Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện lồng ghép và quản lý các nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
Lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 3. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
a) Vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Vốn ngân sách địa phương: Ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã;
c) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Nguồn vốn tín dụng.
3. Nguồn vốn hợp pháp khác:
a) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức;
b) Đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động);