Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành

Số hiệu 19/NQ-CP
Ngày ban hành 18/03/2014
Ngày có hiệu lực 18/03/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết s 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;

Căn cứ Nghị quyết s10/NQ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2014,

QUYẾT NGHỊ:

Thời gian qua, nước ta đã có những cải cách quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu, kinh tế tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nền kinh tế đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, nhất là về thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, trong đó đáng lưu ý là các vướng mắc liên quan tới thành lập doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan có nguyên nhân nhiều Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thiếu chiến lược, chương trình quốc gia và cách tiếp cận hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh... Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt các thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triển mới, đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6, trong đó một số tiêu chí cụ thể là:

- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp;

- Cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6[1] (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm);

- Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa là 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày);

- Hoàn thiện quy định về quyền sở hữu và bảo vệ nhà đầu tư vào Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông thiu số theo chun mực quốc tế;

- Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tchức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu thời gian xuất khẩu và thời gian nhập khẩu bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6[2] (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày);

- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp xuống còn tối đa 30 tháng;

- Công khai hóa, minh bạch hóa tình hình hoạt động, tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

II. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

[...]