HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2011/NQ-HĐND
|
Quảng Bình,
ngày 18 tháng 10 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH QUẢNG BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân
dân ban hành theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 773/2009/NQ-UBTVQH12,
ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy định về một
số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các
Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06
tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 ban hành kèm theo Nghị quyết
số 13/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ
trình số 169/TTr-TTHĐ ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt
động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Quảng Bình, báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy định một số chế độ, định mức chi
tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Quảng Bình.
(Có Quy định kèm theo).
Điều 2. Các quy định về
chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được
thực hiện từ kinh phí được giao hàng năm. Các khoản chi thuộc Hội đồng nhân dân
cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo, được dự toán ngân sách hàng năm và quyết
toán với ngân sách cùng cấp.
Điều
3. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều
4. Giao
Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc triển khai thực
hiện Nghị quyết. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, Thường
trực Hội đồng nhân dân thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng
nhân dân điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp tại kỳ họp gần nhất.
Điều
5. Nghị quyết này
thay thế Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày
30 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV (nhiệm kỳ 2004 - 2011) về việc quy định một số chế độ, định
mức chi phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Quảng Bình và có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Nghị quyết này đã được
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề)
thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2011./.
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH QUẢNG BÌNH
(ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 10 năm 2011 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Đối tượng
áp dụng
Quy định này được áp dụng
cho các đối tượng: Thường trực Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND), các ban của
HĐND, Chủ tọa, Thư ký kỳ họp HĐND, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND các cấp và các đối
tượng khác tham gia, phục vụ cho hoạt động của HĐND theo yêu cầu của HĐND.
Điều
2. Chế độ, định
mức chi tiêu tài chính tại Quy định này bao gồm:
a. Chi lấy ý kiến tham
gia dự án luật, pháp lệnh.
b. Chế độ, định mức hỗ
trợ chi tiêu phục vụ kỳ họp HĐND.
c. Chi hoạt động khảo
sát, giám sát của Thường trực, các ban của HĐND.
d. Chi hỗ trợ cho tiếp
xúc cử tri.
e. Chi hỗ trợ các cuộc
họp của Thường trực, các ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND; hội thảo, hội nghị giao
ban giữa Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh với Thường trực HĐND, các ban
của HĐND các huyện, thành phố.
f. Chi tiếp công dân tại
trụ sở do Thường trực HĐND chủ trì.
g. Chi phụ cấp trách
nhiệm các đại biểu kiêm nhiệm chức vụ cơ quan HĐND.
h. Một số chế độ chi đặc
thù khác.
Điều
3. Các chế độ
chi khác đảm bảo cho hoạt động của HĐND các cấp không có trong Quy định này được
thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình.
Điều
4. Nguyên tắc
thực hiện:
a. Chi trong dự toán
ngân sách do HĐND cùng cấp quyết định.
b. Thực hiện chế độ
chi, thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
c. Kinh phí hoạt động
hàng năm của HĐND cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.
d. Việc chi phục vụ
các đoàn công tác của Thường trực HĐND, các ban HĐND và các cá nhân tham gia
đoàn công tác do HĐND cấp triệu tập đảm bảo.
đ. Đối với các khoản
chi đặc thù khác chưa được quy định mức chi cụ thể, Thường trực HĐND các cấp
căn cứ dự toán ngân sách giao hàng năm và tình hình hoạt động thực tế của HĐND
cấp mình, quyết định mức chi cho phù hợp.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 5. Chi hội nghị do Thường trực HĐND tổ chức
1. Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự án luật, pháp
lệnh theo chương trình, kế hoạch của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ
a. Chi bồi dưỡng người chủ trì:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.
b. Chi cho đại biểu dự hội nghị có giấy mời của
Thường trực HĐND
- Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
c. Chi cho cá nhân dự hội nghị có bài viết góp ý
vào dự án luật, pháp lệnh hoàn chỉnh theo yêu cầu
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/bài;
- Cấp huyện: 150.000 đồng/bài;
- Cấp xã: 100.000 đồng/bài.
d. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ
hội nghị, phóng viên báo, Đài Phát thanh và Truyền hình
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 40.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
e. Chi bồi dưỡng Tổ thư ký tổng hợp
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/dự án;
- Cấp huyện: 150.000 đồng/dự án;
- Cấp xã: 100.000 đồng/dự án.
2. Hội nghị giao ban,
hội thảo giữa HĐND các cấp
a. Chủ trì cuộc họp:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi.
b. Chi cho các khách mời
dự họp:
- Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi.
c. Chi cho cá nhân dự hội nghị có bài viết tham
luận phục vụ hội nghị, hội thảo theo yêu cầu
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/bài;
- Cấp huyện: 150.000 đồng/bài;
d. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ,
phóng viên các báo, Đài Phát thanh và Truyền hình:
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 40.000 đồng/người/buổi.
3. Hội nghị thông qua báo cáo kết quả giám sát,
khảo sát của Thường trực, các ban của HĐND
a. Cấp tỉnh:
- Người chủ trì cuộc họp: 100.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên dự họp: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ phục vụ gián tiếp: 50.000 đồng/người/buổi.
b. Cấp huyện:
- Người chủ trì cuộc họp: 70.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên dự họp: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ phục vụ gián tiếp: 30.000 đồng/người/buổi.
c. Cấp xã:
- Người chủ trì cuộc họp: 50.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên dự họp: 30.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ phục vụ gián tiếp: 20.000 đồng/người/buổi.
Điều
6. Chi hoạt động
của HĐND tại kỳ họp
1. Đại biểu HĐND,
khách mời dự kỳ họp của HĐND được bố trí ăn, nghỉ tại các địa điểm do Văn phòng
phục vụ HĐND bố trí.
a. Mức hỗ trợ tiền ăn
đối với đại biểu HĐND, khách mời dự kỳ họp:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/ngày;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/ngày;
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/ngày.
b. Mức hỗ trợ tiền ăn
đối với công chức, nhân viên phục vụ kỳ họp:
- Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/ngày;
- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/ngày;
- Cấp xã: 40.000 đồng/người/ngày.
c. Mức chi hỗ trợ tiền
ăn tổng kết kỳ họp bằng 2 (hai) lần mức chi hỗ trợ tiền ăn trong 1 ngày của đại
biểu.
d. Chế độ phòng nghỉ,
tiền tàu xe cho đại biểu HĐND và khách mời ở xa có nhu cầu ở lại: Thực hiện theo
quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh và theo thực tế.
2. Chế độ chi cho Chủ
tọa, Thư ký kỳ họp:
a. Chủ tọa kỳ họp:
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/ngày;
- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/ngày;
- Cấp xã: 100.000 đồng/người/ngày.
b. Thư ký kỳ họp:
- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/người/ngày;
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/ngày.
3. Chi công tác xây dựng,
soạn thảo, thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND
- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp xã: 100.000 đồng/nghị
quyết.
4. Chi đại biểu HĐND
nghiên cứu nghị quyết, đề án trình HĐND tại kỳ họp
- Cấp tỉnh: 40.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp huyện: 30.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp xã: 20.000 đồng/nghị
quyết.
5. Chi hỗ trợ
hoạt động truyền hình, phát thanh trực tiếp các kỳ họp
- Cấp tỉnh: 6.000.000
đồng/kỳ họp;
- Cấp huyện: 2.000.000
đồng/kỳ họp;
- Cấp xã: 1.000.000 đồng/kỳ
họp.
6. Chi rà soát kỹ thuật,
hoàn chỉnh các nghị quyết HĐND đã thông qua tại kỳ họp để trình ký
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/nghị
quyết;
- Cấp xã: 50.000đồng/nghị
quyết.
7. Chi soạn thảo và tổng
hợp các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp xã: 50.000 đồng/báo
cáo.
Điều
7. Chi hoạt động
giám sát, khảo sát của Thường trực, các ban của Hội đồng nhân dân
1. Chi giám sát, khảo
sát trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, địa phương
a. Trưởng đoàn:
- Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
b. Thành viên tham gia
đoàn
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 30.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 20.000 đồng/người/buổi.
c. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ,
phóng viên báo, Đài Phát thanh và Truyền hình
- Cấp tỉnh: 30.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 20.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 10.000 đồng/người/buổi.
2. Chi hỗ trợ cho việc
xây dựng báo cáo giám sát, khảo sát
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp xã: 50.000 đồng/báo
cáo.
Điều
8. Chi hỗ trợ tiếp
xúc cử tri
1. Xây dựng đề cương
báo cáo phục vụ đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp xã: 50.000 đồng/báo
cáo.
2. Chi hỗ trợ cho các
điểm tiếp xúc cử tri để chi phí: Trang trí, khánh tiết, nước uống, bảo vệ và một
số khoản chi khác. Mức chi như sau:
- Cấp tỉnh: 1.500.000
đồng/điểm tiếp xúc;
- Cấp huyện: 1.000.000
đồng/điểm tiếp xúc;
- Cấp xã: 500.000 đồng/điểm
tiếp xúc.
Kinh phí hỗ trợ các điểm
tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp nào chi từ nguồn kinh phí hoạt động của
HĐND cấp đó, trong trường hợp có sự phối hợp tiếp xúc cử tri của nhiều cấp tại
một điểm thì kinh phí hỗ trợ là của HĐND cấp cao nhất.
3. Chi hỗ trợ đại biểu
HĐND, người chủ trì cuộc tiếp xúc, thư ký, đại diện chính quyền, tổ chức được mời
đến giải trình (ngoài chế độ công tác phí)
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.
4. Chi rà soát, tổng hợp
kiến nghị cử tri chuyển cơ quan chức năng trả lời và soạn thảo báo cáo kết quả
tiếp xúc cử tri trình kỳ họp
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp huyện: 150.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp xã: 100.000 đồng/báo
cáo.
5. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên, phóng
viên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình phục vụ tiếp xúc cử tri
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 30.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 20.000 đồng/người/buổi.
Điều
9. Chi hỗ trợ hoạt
động của Tổ đại biểu
- Cấp tỉnh: 3.000.000 đồng/năm;
- Cấp huyện: 1.500.000
đồng/năm;
- Cấp xã: 500.000 đồng/năm.
Điều
10. Chi tiếp
công dân tại trụ sở do Thường trực HĐND chủ trì
1. Đại biểu HĐND, đại diện lãnh đạo các cơ quan
có liên quan được phân công, mời tham gia tiếp công dân
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
2. Cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp phục vụ
đại biểu HĐND tiếp công dân
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi;
- Cấp huyện: 40.000 đồng/người/buổi;
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
3. Chi bồi dưỡng viết báo cáo đề xuất giải quyết
các vụ việc khiếu nại, tố cáo, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
trình cấp có thẩm quyền
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp huyện: 70.000 đồng/báo
cáo;
- Cấp xã: 50.000 đồng/báo
cáo.
Điều
11. Chi phụ cấp
đại biểu HĐND kiêm nhiệm chức danh của HĐND
Đại biểu HĐND đang giữ các chức vụ trong Đảng,
Nhà nước, đoàn thể nếu kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo Thường trực HĐND, các
ban của HĐND được hưởng phụ cấp trách nhiệm hàng tháng cụ thể như sau:
1. Thường trực HĐND: Mức phụ cấp kiêm nhiệm thực
hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Trưởng các Ban của HĐND
- Cấp tỉnh được hưởng phụ cấp bằng 0,4 mức lương
tối thiểu chung hiện hành.
- Cấp huyện được hưởng phụ cấp bằng 0,3 mức
lương tối thiểu chung hiện hành.
3. Phó các Ban của HĐND
- Cấp tỉnh được hưởng phụ cấp bằng 0,3 mức lương
tối thiểu chung hiện hành.
- Cấp huyện được hưởng phụ cấp bằng 0,2 mức
lương tối thiểu chung hiện hành.
4. Thành viên các Ban HĐND
- Cấp tỉnh được hưởng phụ cấp bằng 0,2 mức lương
tối thiểu chung hiện hành.
- Cấp huyện được hưởng phụ cấp bằng 0,15 mức
lương tối thiểu chung hiện hành.
5. Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND
- Cấp tỉnh được hưởng phụ cấp bằng
0,3 mức lương tối thiểu chung hiện hành.
- Cấp huyện được hưởng phụ cấp bằng
0,25 mức lương tối thiểu chung hiện hành.
- Cấp xã được hưởng phụ cấp bằng
0,2 mức lương tối thiểu chung hiện hành.
Trong trường hợp đại biểu HĐND
kiêm nhiệm nhiều chức danh khác nhau chỉ được tính hưởng một mức phụ cấp và ở mức
cao nhất.
Điều 12. Chi cho công tác xã hội
1. Chế độ thăm hỏi, tặng quà đối với
các đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết cổ truyền bao gồm:
- Gia đình có công với cách mạng,
bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ hoạt động
cách mạng trước tháng 8 năm 1945; các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến
đấu, trong lao động sản xuất, các đơn vị lực lượng vũ trang, gia đình các quân
nhân công tác nơi hải đảo, gia đình và cá nhân gặp rủi ro do thiên tai và các tập
thể thuộc diện chính sách xã hội như trại điều dưỡng thương, bệnh binh; trại trẻ
mồ côi, người khuyết tật, trường dân tộc nội trú, trại dưỡng lão...
- Hỗ trợ các cơ quan, địa phương tổ
chức các lễ hội cấp tỉnh và các lễ hội khác theo chủ trương chung của tỉnh.
Mức chi giá trị quà tặng do Thường
trực HĐND từng cấp quyết định nhưng không vượt quá quy định hiện hành của tỉnh.
2. Thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó
khăn đột xuất, tang chế đối với đại biểu HĐND, cha, mẹ vợ (chồng), vợ (chồng),
con của đại biểu HĐND do Thường trực HĐND từng cấp quyết định theo quy định hiện
hành của tỉnh.
Điều 13. Chi hỗ trợ may trang phục, cung cấp báo chí:
1. Mỗi đại biểu HĐND được hỗ trợ
may trang phục theo nhiệm kỳ với số tiền không vượt quá mức sau đây:
- Cấp tỉnh:
4.000.000 đồng/nhiệm kỳ;
- Cấp huyện:
3.000.000 đồng/nhiệm kỳ;
- Cấp xã:
2.000.000 đồng/nhiệm kỳ.
2. Mỗi cán bộ, công chức, nhân viên thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh,
Văn phòng HĐND và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cán bộ văn phòng cấp xã trực tiếp
tham mưu, phục vụ cho hoạt động của HĐND được hỗ trợ may trang phục theo nhiệm
kỳ với mức hỗ trợ không vượt quá 50% số tiền quy định cho đại biểu HĐND theo từng
cấp.
3. Căn cứ khả năng ngân sách Thường
trực HĐND quyết định cấp cho mỗi đại biểu Báo Đại biểu nhân dân, Báo Quảng Bình,
sổ tay người đại biểu, các luật.
Điều
14. Một số chế
độ chi khác
1. Chi cho việc thuê chuyên gia, tư vấn được mời
làm cộng tác viên tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND làm việc theo hợp đồng
trong một thời gian nhất định hoặc theo chuyên đề theo yêu cầu của Thường trực
HĐND tỉnh căn cứ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Chi làm việc với các đoàn công tác của Trung
ương, các đoàn khách nước ngoài, các tỉnh khác đến làm việc với HĐND tỉnh do
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh lập kế hoạch kinh phí trên cơ sở có ý kiến của
Thường trực HĐND tỉnh và thực hiện theo chế độ quy định chung của tỉnh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
15. Chế độ, định
mức chi tiêu quy định tại Nghị quyết này là mức chi tối đa. Căn cứ vào khả năng
cân đối ngân sách của từng địa phương, các quy định hiện hành của Nhà nước và
các chế độ, định mức chi tiêu tài chính được HĐND thông qua tại Nghị quyết này,
Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định nội dung chi và mức chi
cho phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của HĐND các cấp có hiệu quả.