Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011-2016

Số hiệu 17/2011/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/12/2011
Ngày có hiệu lực 22/12/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Doãn Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2011/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XIV, NHIỆM KỲ 2011-2016

(Từ ngày 07/12 đến ngày 10/12/2011)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 03

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2005;

Xem xét Tờ trình số 30/TTr-TTHĐ ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố và tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011-2016.

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ đại biểu, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XIV, kỳ họp thứ 03 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

NỘI QUY

KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHOÁ XIV, NHIỆM KỲ 2011 – 2016
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

Điều 1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Điều 2. Khi chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân điều khiển phiên họp bảo đảm đúng quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và chương trình, nội dung đã được Hội đồng nhân dân thông qua.

Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ:

1. Chấp hành các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Tham gia đầy đủ kỳ họp, các phiên họp của Hội đồng nhân dân.

3. Khi đi họp, đại biểu mang theo tài liệu đã được gửi trước và quản lý sử dụng tài liệu kỳ họp theo quy định. Đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu trước tài liệu và tích cực tham gia ý kiến tại kỳ họp.

4. Đại biểu đến họp đúng giờ, thực hiện báo danh qua bộ phận cán bộ điểm danh đại biểu. Trường hợp đại biểu không thể đến dự kỳ họp, phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố. Nếu vắng mặt trong 01 phiên họp hoặc đến họp muộn phải báo cáo với Tổ trưởng tổ đại biểu để phản ảnh với chủ tọa hoặc thư ký kỳ họp.

5. Đại biểu đeo phù hiệu khi tham dự kỳ họp, ngồi đúng vị trí quy định; trong giờ họp không sử dụng điện thoại di động, không ra ngoài làm việc riêng hoặc để trả lời phỏng vấn của phóng viên (việc trả lời phỏng vấn thực hiện vào giờ nghỉ của các phiên họp).

6. Tại phiên khai mạc và các phiên họp có truyền hình trực tiếp, đề nghị đại biểu trang phục: Nữ áo dài dân tộc; nam sơ mi dài tay, cavát (mùa hè), com - lê (mùa đông).

7. Tại phiên họp toàn thể, đại biểu có ý kiến phát biểu phải đăng ký và được sự đồng ý của chủ tọa kỳ họp mới được phát biểu; thời gian phát biểu do chủ tọa kỳ họp quy định cụ thể nhưng tối đa không quá 10 phút. Chủ tọa kỳ họp có quyền nhắc đại biểu nếu phát biểu không đúng trọng tâm nội dung thảo luận hoặc quá thời gian quy định. Trong trường hợp đại biểu đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì đại biểu ghi lại ý kiến của mình và gửi thư ký kỳ họp để tổng hợp.

Điều 4. Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án bằng cách biểu quyết một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ nội dung.

Điều 5. Đối với phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp:

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nội dung chất vấn, yêu cầu ghi rõ nội dung, tổ chức hoặc cá nhân bị chất vấn vào phiếu đăng ký chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân trước kỳ họp, hoặc gửi tại kỳ họp để tổng hợp chuyển đến tổ chức hoặc cá nhân bị chất vấn.

[...]