HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 17/2009/NQ-HĐND
|
Lào Cai, ngày 17
tháng 12 năm 2009
|
NGHỊ
QUYẾT
THÔNG
QUA KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2009; ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số: 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;
Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2010;
Sau khi xem xét Báo cáo số 257/BC-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về
tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; định hướng
phát triển năm 2010; Báo cáo số 260/BC-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh về
kết quả đầu tư phát triển năm 2009; kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010; Báo
cáo số 258/BC-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2009; dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa
bàn, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách tỉnh năm 2010; Báo cáo
thẩm tra số 56/BC-BKT ngày 10/12/2009 của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và
ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kết
quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển năm 2010 như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2009
Năm 2009 là năm có rất nhiều khó khăn (ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế nên tình hình sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm
khó khăn, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút...; cơn bão số 4 cuối năm 2008 và
cơn bão số 6 vừa qua để lại hậu quả nặng nề về cơ sở hạ tầng; dịch bệnh sâu
cuốn lá nhỏ xuất hiện gây hại trên lúa mùa...) nhưng do có sự chủ động, linh
hoạt trong chỉ đạo điều hành, sự nỗ lực của các cấp, các ngành nên kinh tế - xã
hội vẫn duy trì tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 12%; các
ngành, lĩnh vực đều có sự tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng:
nông, lâm, ngư nghiệp 31,3%; công nghiệp, xây dựng 33,5%; dịch vụ 35,2%; sản
xuất nông nghiệp được mùa đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời
sống nhân dân; sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu duy
trì được tốc độ phát triển; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 33,3% so
với dự toán; văn hoá - xã hội thu được nhiều kết quả; quốc phòng được giữ vững;
an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả trên, kinh tế - xã hội
năm 2009 còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Do tác động của suy thoái
kinh tế, nên một số công trình, dự án đầu tư khó khăn, chững lại đặc biệt là
các công trình thuỷ điện, các dự án thu hút vào lĩnh vực khách sạn, du lịch,
công nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế còn thiếu đồng bộ, nhất là khu vực nông
thôn, vùng cao, vùng xa; công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định
cư ở một số công trình dự án còn vướng mắc; hệ thống trường lớp học, nhà ở giáo
viên và học sinh bán trú, trạm y tế xã, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã còn
nhiều khó khăn; mạng lưới y tế cơ sở còn thiếu; an ninh nông thôn ở một số nơi
còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; tình trạng mua bán phụ nữ, tệ nạn ma tuý, tai nạn
giao thông... chưa được giải quyết triệt để.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất phê chuẩn
kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 với những
chỉ tiêu cơ bản theo báo cáo của UBND tỉnh đã trình tại kỳ họp.
II. NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010
1. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
Nhất trí với các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội năm 2010 và giải pháp đã nêu trong báo cáo của UBND tỉnh trình kỳ họp;
tập trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
1.1. Về kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 13%; trong
đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp - xây dựng tăng 21,5% và dịch
vụ tăng 12,5%.
b) GDP bình quân đầu người: 15 triệu đồng,
tăng 15,3% so ước thực hiện năm 2009.
c) Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP:
Nông, lâm, ngư nghiệp 27,9%; công nghiệp - xây dựng 34,2% và dịch vụ 37,9%.
d) Sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 220 nghìn
tấn, tăng 1,8% so ước thực hiện năm 2009.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác: 22
triệu đồng, tăng 10% so ước thực hiện năm 2009.
đ) Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp: 2.224 tỷ đồng, tăng 38,7% so ước thực hiện 2009.
e) Tổng kim ngạch XNK trên địa bàn: 700 triệu
USD, tăng 26% so ước thực hiện năm 2009. Giá trị kim ngạch XNK của tỉnh: 85
triệu USD, tăng 13,3%; trong đó XK: 45 triệu USD, tăng 12% so ước thực hiện năm
2009.
f) Du lịch: Tổng lượng khách du lịch: 820
nghìn lượt người, tăng 17,1% so ước thực hiện năm 2009. Tổng doanh thu du lịch:
700 tỷ đồng.
g) Thu chi ngân sách:
- Tổng thu NSNN trên địa bàn: 1.400 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách địa phương: 3.860 tỷ
đồng.
- Tổng chi ngân sách địa phương: 3.860 tỷ
đồng.
1.2. Về văn hóa - xã hội
a) Giáo dục - đào tạo:
- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ
cập GDTH đúng độ tuổi và THCS tại 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến
trường: 99%.
- Đầu tư xây dựng mới 694 phòng học và 799
phòng ở giáo viên.
- Tăng số trường đạt chuẩn quốc gia về giáo
dục lên 53 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 147 trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Đào tạo văn hoá
cho 651 người; lý luận chính trị cho 10.967 người, tăng 11,8%; quản lý nhà nước
cho 4.478 người, giảm 4,8%; chuyên môn nghiệp vụ cho 20.244 người, tăng 15,5%
so ước thực hiện năm 2009.
b) Giải quyết việc làm: Tạo việc làm mới cho
10.120 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 38,8%, trong đó đào tạo nghề:
27,8%.
c) Xoá đói giảm nghèo: Phấn đấu giảm 3% tỷ lệ
số hộ nghèo trên địa bàn; tỷ lệ số hộ nghèo trên địa bàn là 17,43%.
d) Y tế - KHH gia đình:
- Tỷ lệ giảm sinh 0,7%o.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ:
97%.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi:
26,0%.
đ) Phát thanh - Truyền hình:
- Tỷ lệ số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt
Nam: 95%.
- Tỷ lệ số hộ được xem Đài Truyền hình Việt
Nam: 75%.
e) Văn hoá: Phấn đấu 47% số làng, bản, tổ dân
phố được công nhận đạt chuẩn văn hoá; 71,7% gia đình được công nhận gia đình
văn hoá.
f) Sắp xếp dân cư: Sắp xếp dân cư cho 1.037
hộ dân, trong đó sắp xếp ra biên giới 74 hộ, sắp xếp ra khỏi vùng thiên tai 439
hộ.
1.3. Các chỉ tiêu về môi trường
a) Tỷ lệ che phủ rừng: 49,5%.
b) Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh:
80%, trong đó khu vực nông thôn 75%, khu vực thành thị 100%.
c) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị, khu
công nghiệp: 75%.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010
Nhất trí với quan điểm, tư tưởng chỉ đạo,
nguyên tắc và cơ cấu kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư năm 2010.
2.1. Tổng nguồn vốn đầu tư qua ngân sách địa
phương năm 2010: 1.412,057 tỷ đồng.
a) Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
234,171 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách tập trung: 134,171 tỷ đồng.
- Vốn thu tiền sử dụng đất: 100 tỷ đồng.
b) Vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu:
1.177,886 tỷ đồng.
- Chương trình mục tiêu quốc gia: 124,288 tỷ
đồng.
+ Chương trình giảm nghèo: 7,66 tỷ đồng.
+ Chương trình việc làm: 1,27 tỷ đồng.
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường: 20,95 tỷ đồng.
+ Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình:
5,26 tỷ đồng.
+ Chương trình phòng chống một số bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS: 9,141 tỷ đồng.
+ Chương trình mục tiêu văn hoá: 7,720 tỷ
đồng.
+ Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo:
66,1 tỷ đồng.
+ Chương trình phòng chống ma tuý: 3,6 tỷ
đồng.
+ Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 1,707
tỷ đồng.
+ Chương trình phòng chống tội phạm: 0,88 tỷ
đồng.
- Chương trình 135: 165,318 tỷ đồng.
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: 36,992 tỷ
đồng.
- Vốn bổ sung có mục tiêu khác của Chính phủ:
651,288 tỷ đồng.
+ Vốn theo Nghị quyết 37: 79 tỷ đồng.
+ Vốn theo Quyết định 120: 42 tỷ đồng.
+ Vốn hỗ trợ hạ tầng Kinh tế cửa khẩu: 100 tỷ
đồng.
+ Vốn hỗ trợ tỉnh, huyện mới chia tách: 9 tỷ
đồng.
+ Vốn hỗ trợ hạ tầng du lịch: 16 tỷ đồng.
+ Vốn bố trí dân cư nơi cần thiết (QĐ
193/QĐ-TTg): 6 tỷ đồng.
+ Vốn thực hiện định canh, định cư (QĐ
33/QĐ-TTg): 14 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ phát thanh miền núi phía Bắc: 4 tỷ
đồng.
+ Đề án tin học hoá cơ quan Đảng: 1,288 tỷ
đồng.
+ Vốn hỗ trợ đối ứng vốn nước ngoài (ODA): 32
tỷ đồng.
+ Vốn hỗ trợ khác theo Quyết định của Đảng và
Nhà nước: 40 tỷ đồng.
+ Vốn nước ngoài (ODA): 167 tỷ đồng.
+ Vốn hỗ trợ phòng, chống cháy rừng và vườn
ươm Quốc gia Hoàng Liên: 8 tỷ đồng.
+ Vốn hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định
167/2008/QĐ-TTg: 15 tỷ đồng.
+ Vốn hỗ trợ đầu tư Trung tâm giáo dục lao
động xã hội: 8 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: 20 tỷ
đồng.
+ Vốn thực hiện Nghị quyết 30a: 60 tỷ đồng.
+ Đầu tư hạ tầng quản lý biên giới: 10 tỷ
đồng.
+ Đầu tư hạ tầng thuỷ sản, hạ tầng giống thuỷ
sản, cây trồng, vật nuôi và cây công nghiệp: 6 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư các Trung tâm y tế tỉnh: 9 tỷ
đồng.
+ Vốn hỗ trợ đầu tư trụ sở xã: 5 tỷ đồng.
- Vốn vay ứng trước từ ngân sách Trung ương
đầu tư Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường: 200 tỷ đồng.
2.2. Cơ cấu vốn bố trí cho các công trình,
hạng mục công trình
- Các công trình quyết toán: 25,161 tỷ đồng,
cho 116 công trình.
- Các công trình hoàn thành chờ quyết toán:
91,028 tỷ đồng, cho 164 công trình.
- Các công trình chuyển tiếp: 682,486 tỷ đồng
cho 360 công trình.
- Công trình khởi công mới: 245,542 tỷ đồng,
cho 107 công trình.
- Vốn thu tiền sử dụng đất của các huyện,
thành phố được để lại đầu tư: 35,440 tỷ đồng.
- Đối ứng cho các dự án vốn nước ngoài: 32 tỷ
đồng.
- Hỗ trợ các dự án sử dụng vốn nước ngoài: 4
tỷ đồng.
- Chuẩn bị đầu tư + thiết kế quy hoạch: 15 tỷ
đồng.
- Trả nợ vốn vay: 55,95 tỷ đồng bao gồm: Trả
vay kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: 15,93 tỷ đồng; trả phí kho
bạc 3,65 tỷ đồng; trả lãi vay đầu tư khu KTCK: 1,37 tỷ đồng; trả nợ KCHKM và
GTNT từ nguồn vốn NQ37: 5.000 triệu; trả nợ vay đầu tư Khu kinh tế cửa khẩu: 25
tỷ đồng...;
- Trả thu ứng trước từ ngân sách TW từ vốn
Nghị quyết 37: 25 tỷ đồng.
- Đền bù, GPMB: 8 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn sự nghiệp, vốn hỗ trợ mục
tiêu, vốn khác: 192,45 tỷ đồng.
(Chi tiết biểu mẫu từ số 1 đến biểu số 3 kèm
theo Nghị quyết)
Điều 2. Hội đồng nhân
dân tỉnh giao cho
1. UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các Đại
biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh
Lào Cai Khoá XIII - Kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2009 và có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua./.