Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Số hiệu 17/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2009
Ngày có hiệu lực 20/12/2009
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Thuận
Lĩnh vực Giáo dục

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2009/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 10 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 16/11/2003; Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trường;

Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;

Xét Tờ trình số 63/TTr-UBND và Đề án số 7127/ĐA-UBND ngày 30/11/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ổn định và phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án số 7127/ĐA-UBND kèm theo Tờ trình số 63/TTr-UBND ngày 30/11/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ổn định và phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển giáo dục mầm non với quy mô và loại hình thích hợp, phân bổ đều trên các địa bàn dân cư đáp ứng nhu cầu nuôi, dạy trẻ. Chuyển đổi loại hình giáo dục mầm non theo Luật Giáo dục trên cơ sở đảm bảo cho giáo dục mầm non ổn định và phát triển phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố và từng địa bàn. Đa dạng hóa phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em; phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm. Từng bước đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn; tích cực đổi mới nội dung phương pháp, tạo bước chuyển biến nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi, dạy trẻ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của thành phố và đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015:

Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhất là khu vực ngoại thành, hải đảo, địa bàn khó khăn; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%.

Tập trung nguồn lực phát triển trường, lớp mầm non; xóa phòng học không an toàn, phòng học tạm, học nhờ; cơ bản xóa phòng học cấp 4, từng b­ước kiên cố hóa trường lớp theo hướng chuẩn, hiện đại; phấn đấu có 50% trường mầm non đạt chuẩn. Hỗ trợ thiết bị cho mẫu giáo mầm non 5 tuổi ngoại thành; tăng tỷ lệ trường mầm non ứng dụng tin học vào quản lý, dạy và học lên trên 60%.

Chuyển đổi các trường mầm non theo các quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa bàn, địa phương. Xây dựng cơ chế đầu tư hợp lý; tăng tỷ lệ đầu tư kinh phí từ ngân sách; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các trường mầm non dân lập, t­ư thục đạt 20%. Nâng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ 35%; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường, lớp mẫu giáo 97%. Phổ cập trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo. Nâng tỷ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non được tuyên truyền, áp dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đạt 95%.

Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên mầm non, phấn đấu 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó có 55% cán bộ, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

b) Phấn đấu đến năm 2020:

Huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non được đi học; phát triển mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non chất lượng cao; xây dựng các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; tăng tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, xóa 100% phòng học cấp 4; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và có trình độ tin học đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, đổi mới giáo dục; nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 7%. Triển khai thực hiện và nhân mô hình cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tiếp cận tin học và ngoại ngữ với hình thức phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ em; 100% trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học.

3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu

a) Tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền và truyền thông, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vị trí, vai trò của giáo dục mầm non

Các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng các cấp trên địa bàn thành phố có trách nhiệm tổ chức các biện pháp, hình thức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí, vai trò của giáo dục mầm non; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; chủ trương và cơ chế, chính sách của thành phố đối với giáo dục mầm non, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn dân về trách nhiệm phát triển giáo dục mầm non, chăm sóc, nuôi, dạy trẻ, nhất là yêu cầu đổi mới nội dung chư­ơng trình giáo dục mầm non; tạo sự đồng thuận cao phát huy sức mạnh của cả cộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non. Các cấp, các ngành có liên quan và các địa phương phải có chương trình cụ thể tham gia phát triển giáo dục mầm non.

b) Thực hiện chuyển đổi loại hình các tr­ường mầm non; tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non phát triển theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Triển khai thực hiện Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 'Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập' bảo đảo các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế của thành phố và từng địa phương cụ thể. Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chương trình chuyển đổi, cơ chế hỗ trợ cụ thể, thống nhất với Thường trực và các Ban Hội đồng nhân dân thành phố để thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp gần nhất. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện và có cơ chế khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu t­ư phát triển hệ thống giáo dục mầm non

Xây dựng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện về quỹ đất, huy động vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước đầu t­ư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên xây dựng các tr­ường mầm non dân lập, t­ư thục, nhất là cơ sở giáo dục mầm non chất lượng cao. Thu hút nguồn lực xã hội đầu t­ư trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non để từng bư­ớc đạt chuẩn, nâng cao chất l­ượng nuôi, dạy trẻ; khuyến khích phát triển đa dạng các dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là giáo dục mầm non chất lượng cao; trường đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển giáo dục mầm non với hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu, điều kiện làm việc của người lao động và của cộng đồng.

d) Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo chuẩn hóa về chất l­ượng

[...]