Nghị quyết 165/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Đề án phát triển Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 165/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2020
Ngày có hiệu lực 09/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Hải Châu
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/NQ-HĐND

Quảng Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 18

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7 tháng 3 năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình chuyển đổi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";

Xét Tờ trình số 2018/TTr-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về Đề án phát triển Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh tnh Quảng Bình giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

Việc phát triển Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh, đẩy mạnh chuyển đổi số, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo quan điểm sau:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Qung Bình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

- Chuyển đổi toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số; coi chuyển đổi số là bắt buộc, mang tính mặc định; chuyển đổi số phải toàn trình, từ đầu đến cuối trong triển khai hoạt động của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước có năng lực sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để ra quyết định.

- Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Cắt giảm thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức từ nền hành chính công “một cửa cđịnh” đến “một cửa bất kỳ, mọi lúc, mọi nơi.

- Dữ liệu số là tài nguyên quan trọng, được chia sẻ một cách tối đa trong các cơ quan nhà nước phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp một lần đối với một loại dữ liệu khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Phát triển Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh như là nền tảng, là cơ sở của chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.

- Tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh. Các nền tng, ứng dụng và dịch vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung; phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt các cấp hành chính để có thể sử dụng mọi nơi.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu

- Ứng dụng rộng rãi Công nghệ thông tin, Chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện việc xây dựng Chính quyền điện tử, xây dựng và đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số từ tỉnh đến cơ sở, kết nối liên thông với Trung ương.

- Hoàn thành việc triển khai các dịch vụ cơ bản của đô thị thông minh: dịch vụ phản ánh hiện trường; dịch vụ giám sát điều hành an toàn giao thông; dịch vụ an ninh trật tự của đô thị và nông thôn; dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; dịch vụ giám sát an toàn thông tin. Từng bước đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ nâng cao của đô thị thông minh, như: Giáo dục, y tế, du lịch, tài nguyên môi trường,...

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Trên 80% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung của tnh, của các ngành, các lĩnh vực được xây dựng, đầu tư, nâng cấp hiện đại, đồng bộ, kết nối, chia sẻ dữ liệu từ tỉnh đến cơ sở, kết nối, liên thông với các hệ thống của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương.

[...]