HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/NQ-HĐND
|
Khánh
Hòa, ngày 15 tháng 01
năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH KÈM THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của
Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giữ phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về triển khai
Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm
2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030;
Xét Tờ trình số 212/TTr-UBND ngày
11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; Báo cáo thẩm tra số 13/BC-BDT ngày 13 tháng 01 năm 2021 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh;
tiếp thu, giải trình của UBND tỉnh tại văn bản số 04/BC-UBND ngày 14 tháng 01
năm 2021 và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa, gồm các nội dung chủ yếu (kèm theo).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và
các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VI kỳ họp thứ
14 thông qua ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc
hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các ban Đảng;
- VP HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT + BN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Mạnh Dũng
|
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số
16/NQ-HĐND ngày 15 tháng 01
năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. Mục tiêu của
chương trình
1. Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các
địa phương, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập
so với bình quân chung của tỉnh, cả nước; cải thiện đời sống của nhân dân; giảm
dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định
dân cư; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng;
phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao số lượng, chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu
số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình
đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của
đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
2. Mục tiêu cụ
thể đến năm 2025:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của
người dân tộc thiểu số tăng hơn 2 lần so với năm 2020 (trên 28 triệu đồng/người/năm);
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc
thiểu số mỗi năm giảm 4 - 5%;
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm
xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng
hóa;
- 70% số trường học có cơ sở vật chất
đạt chuẩn quốc gia;
- 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới
quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp;
- 35% số xã vừng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới;
- Giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó
khăn;
- 100% đồng bào dân tộc thiểu số được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; được xem truyền hình
và nghe đài phát thanh;
- 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư
trú phân tán, rải rác trong trong rừng đặc dụng, các khu vực
xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí ở những nơi cần thiết. Giải
quyết cơ bản tình trạng thiểu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;
- Tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số
ra lớp trong độ tuổi nhà trẻ 15%; tỷ lệ mẫu giáo dưới 5 tuổi đến trường 82%; tỷ
lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 99,5%; học
sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 99,95%, học trung học cơ sở trên 98%, học trung
học phổ thông và trung cấp nghề trên
70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 98%;
- Phấn đấu 100% đồng bào dân tộc thiểu
số tham gia bảo hiểm y tế; trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ; trên
95% phụ nữ sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;
- 70% lao động trong độ tuổi được đào
tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc
thiểu số;
- Bảo tồn và phát triển các giá trị,
bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn có nhà sinh hoạt
cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động
thường xuyên, có chất lượng;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc
thiểu số tại chỗ, số lượng bảo đảm phù hợp với tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu
số ở từng địa phương theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới;
- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức,
viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng kiến thức
dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số theo quy định;
- 100% người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.
3. Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
- Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm xuống dưới 10%;
- 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt
khó khăn;
- Hằng năm thu hút 5% lao động sang
làm các ngành, nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, du lịch,
dịch vụ. Đến năm 2030 có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các
ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch
vụ;
- Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người
dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa;
- Ngăn chặn tình trạng suy thoái môi
trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên 46,5%;
- Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống của người dân;
- 100% hộ dân tộc thiểu số đang cư
trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có
nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí ở
những nơi cần thiết;
- Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát.
Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong Mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững
đến năm 2030.
II. Phạm vi và đối
tượng thực hiện
1. Phạm vi:
Địa bàn các xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là cấp xã); thôn, bản làng, phun, sóc, ấp, khu dân cư, tổ dân phố
và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030; trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt
khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Đối tượng:
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc
thiểu số;
- Hộ gia đình,
cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn
đặc biệt khó khăn;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức
kinh tế - xã hội hoạt động ở địa bàn vừng đặc biệt khó khăn.
III. Nội dung chủ
yếu của Chương trình
1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở,
nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;
2. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định
dân cư ở những nơi cần thiết;
3. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,
phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi
giá trị;
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục
vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
5. Phát triển giáo dục đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực;
6. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch;
7. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng
cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em;
8. Thực hiện bình đẳng giới và giải
quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;
9. Đầu tư phát triển dân tộc thiểu số
còn nhiều khó khăn;
10. Truyền thông, tuyên truyền, vận động
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
việc tổ chức thực hiện Chương trình.
IV. Kinh phí thực
hiện Chương trình
1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình gồm:
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách địa phương (tăng tối thiểu
1,5 lần so với giai đoạn 2016-2020);
- Vốn tín dụng chính sách;
- Vốn huy động hợp
pháp khác.
2. Nguồn vốn của Chương trình được bố
trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn sự nghiệp giai đoạn 2021
- 2025.
3. Căn cứ kết quả thực hiện của
Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân
dân tỉnh quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai
đoạn 2026 - 2030.
V. Nguyên tắc, giải
pháp chủ yếu thực hiện Chương trình
1. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và
bền vững, tập trung cho các xã, thôn khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức
xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số khó khăn nhất.
2. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát
huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân;
phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc
thiểu số.
3. Phân quyền, phân cấp cho địa
phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc
điểm, tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, bản sắc văn hóa, phong tục tập
quán tốt đẹp của các dân tộc, gắn với củng cố quốc phòng,
an ninh.
4. Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó
ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống
các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.
VI. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách địa phương cùng với ngân sách trung ương và huy động các
nguồn lực khác để thực hiện Chương trình. Tập trung nguồn
lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi, theo thứ tự ưu tiên: Đến năm 2025, giải quyết
cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố
trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về
thiên tai; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu
nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư kết
cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em; quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển
hình tiên tiến; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các
dân tộc.
2. Quyết định đầu tư theo đúng quy định
của Luật Đầu tư công; áp dụng cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện
Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng,
ban hành cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình
điều hành, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục rà soát, cân đối, bố trí ngân sách bổ
sung cho Chương trình theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, hỗ trợ để tăng vốn
tín dụng chính sách và có giải pháp huy động hợp lý các
nguồn vốn khác cho Chương trình.
4. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh báo
cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình tại kỳ họp cuối năm.
Năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, trình Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn
2026 - 2030./.