Nghị quyết 159/2014/NQ-HĐND17 về Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 159/2014/NQ-HĐND17
Ngày ban hành 11/12/2014
Ngày có hiệu lực 21/12/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Huy Tính
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/2014/NQ-HĐND17

Bắc Ninh, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2003/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch;

Sau khi xem xét Tờ trình số 220/TTr-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh về “Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Có nội dung chủ yếu kèm theo).

Điều 2. Giao UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 13 thông qua./.

 


Nơi nhận:
- VPQH, VPCP, các Bộ: TP, KH-ĐT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- VKSND, TAND tỉnh;
- VP TU, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Ban HĐND tỉnh, các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo BN, Đài PTTH tỉnh, TTXVN tại Bắc Ninh; Cổng TTĐT tỉnh;
- VP: LĐVP, các phòng CM, lưu VT.

TM. HĐND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Tính

 

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 159/2014/NQ-HĐND17 ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Bắc Ninh)

1. Đánh giá thực trạng phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh:

1.1. Đánh giá thực trạng phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh dưới 2 góc độ:

Thứ nhất, khu vực dịch vụ bao gồm các nhóm ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia, để xác định các hoạt động, nhóm ngành thống kê giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ, tạo nên cơ cấu của GDP.

Thứ hai, theo thể chế và tổ chức quản lý của các ngành trong hoạt động kinh tế xã hội (tổ chức quản lý có các hoạt động nằm trong 15 nhóm ngành, hoạt động được thống kê theo hệ thống tài khoản quốc gia nằm trong quy định phân ngành kinh tế quốc dân).

1.2. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh:

a. Điểm mạnh: Với lợi thế về vị trí địa lý kinh tế - chính trị trong hợp tác phát triển kinh tế, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển; công nghiệp tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ trong thời gian tới; Dân số, lao động, thu nhập bình quân/người khá cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra tích cực, đúng hướng, có tính cộng hưởng là những yếu tố quan trọng để Bắc Ninh trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng, tạo điều kiện cho các ngành trong khu vực dịch vụ phát triển...

b. Điểm yếu: Dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáp ứng sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường; liên kết và tham gia vào cơ cấu kinh tế dịch vụ với Hà Nội còn yếu, chịu ảnh hưởng của hiệu ứng “chân đèn”; hoạt động của các ngành dịch vụ có chất lượng, giá trị gia tăng cao, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và có sức cạnh tranh trong vùng còn hạn chế...

c. Cơ hội: Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển; thực hiện các cam kết sẽ tạo sự đối xử bình đẳng hơn để mở rộng sang các ngành dịch vụ; Vùng Đồng bằng sông Hồng được định hướng xây dựng, phát triển trở thành đầu tàu về phát triển kinh tế; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với định hướng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, tâm điểm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước thực sự trở thành hạt nhân phát triển; kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đồng bộ theo hướng hiện đại và còn nhiều dư địa cho phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ chất lượng cao; sự gia tăng của lao động nhập cư ngoại tỉnh và lao động người nước ngoài cũng tạo ra nhu cầu dịch vụ; cùng với đó là các cơ hội về nguồn nhân lực là khá “trẻ”, linh hoạt và thích ứng nhanh hơn với các ngành dịch vụ, các chương trình hợp tác trong khu vực sẽ mang lại cho tỉnh những cơ hội phát triển mới về dịch vụ; đặc biệt, Bắc Ninh với vai trò quan trọng nằm trong vùng trung tâm mở rộng trong cơ cấu không gian vùng Thủ đô đã được điều chỉnh sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh.

d. Thách thức: Hội nhập kinh tế thế giới mở ra thuận lợi nhưng cũng có sức ép cạnh tranh quyết liệt trong xu hướng mở cửa dịch vụ với các cam kết quốc tế; Bắc Ninh gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ cũng thách thức lớn về cạnh tranh, tìm kiếm thị trường; cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển; sự chậm trễ trong việc phát triển dịch vụ ở một số ngành sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ tốt hơn ở ngoài địa bàn; áp lực trong tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thành các nội dung xây dựng nông thôn mới, tìm lối đi mới, sáng tạo, đột phá để phát triển ngành dịch vụ du lịch của tỉnh ngoài các lợi thế sẵn có.

2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

[...]