HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/NQ-HĐND
|
Sóc Trăng,
ngày 28 tháng 02 năm 2022
|
NGHỊ
QUYẾT
THÔNG
QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH SÓC TRĂNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI
ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA X, KỲ
HỌP THỨ 5 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6
năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày
21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội Khóa XIV điều chỉnh lộ trình thực hiện chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28
tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức;
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày
30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn
được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP
ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền
đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số
732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề
án
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT
ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị
trí việc làm và định mức số lượng người làm việc
trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT
ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương
viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT
ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường
tiểu học công lập;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT
ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương
viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày
02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong
các trường trung học phổ thông công lập;
Căn cứ Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Công văn số 1108/BGDĐT-NGCBQLGD
ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng đề án phát triển đội
ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục;
Xét Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 25
tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Nghị quyết
thông qua Đề
án
Phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý
giáo dục tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030; Báo cáo thẩm tra của Ban
văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với
các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Đến năm 2025
- Tổ chức sắp xếp kiện toàn đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý, bảo đảm tinh gọn, đồng bộ hệ thống các đơn vị sự
nghiệp công lập. Bố trí đội ngũ theo đúng vị trí việc làm.
- Giảm dần đầu mối bên trong các đơn vị
sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động; sắp xếp, bố
trí đội ngũ đúng định mức quy định; đảm bảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của
từng vị trí việc làm.
- Xây dựng đội ngũ có cơ cấu hợp lý,
có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới. Cán bộ quản lý
có năng lực điều hành các hoạt động của nhà trường với quy trình chuyên nghiệp
và hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên cốt cán là những chuyên gia về quản lý, chuyên gia môn học; có kiến
thức rộng và có nền tảng để thường xuyên cập nhật tri thức khoa học công nghệ
hiện đại, có năng lực bồi dưỡng cho đồng nghiệp.
b) Đến năm 2030
- Cơ bản xây dựng được đội ngũ đủ số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, được bồi dưỡng những năng lực cần thiết để thực hiện
chương trình.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt
chuẩn trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nghề nghiệp.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo
biên chế, bố trí nhân sự theo đúng vị trí việc làm, không còn thừa thiếu cục bộ.
- Đánh giá đội ngũ theo chất lượng; bồi
dưỡng, nâng cao tay nghề hướng đến tính chuyên nghiệp cho từng giáo viên.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu đến năm 2025
- 100% giáo viên có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn.
- Toàn ngành phấn đấu đạt trên chuẩn ở
cấp Mầm non (MN) là 70%, Tiểu học (TH) là 1%; cấp Trung học cơ sở (THCS) là 2%,
cấp Trung học phổ thông (THPT) là 20%.
- 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học
đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên biết
sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học.
- 100% trường học đều có giáo viên
chuyên trách về công tác tư vấn học đường.
- 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục MN, phổ thông cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.
- 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục MN, phổ thông được bồi dưỡng năng lực triển khai thực hiện chương
trình, sách giáo khoa mới.
- 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục MN, phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.
- 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục MN, phổ thông được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, trong đó có 85% đạt mức khá trở lên.
- Phấn đấu trong từng thời điểm có ít
nhất 30% cán bộ quản lý trong quy hoạch dự nguồn được bồi dưỡng đủ điều kiện
bổ nhiệm ngay khi có yêu cầu. 100% cán bộ quản lý đương nhiệm và trong quy hoạch
đạt tiêu chuẩn quy định về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý; Mỗi năm sẽ mở
01 lớp Trung cấp chính trị tại tỉnh. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động,
tham mưu chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng từ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy.
b) Định hướng đến năm 2030
- 100% giáo viên MN, TH, THCS có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn.
- Toàn ngành phấn đấu đạt trên chuẩn ở
cấp MN là 80%, cấp TH là 2%; cấp THCS là 4%, cấp THPT là 30%.
- Phấn đấu trong từng thời điểm có ít
nhất 30% cán bộ quản lý trong quy hoạch dự nguồn được bồi dưỡng đủ điều kiện bổ
nhiệm ngay khi có yêu cầu. 100% cán bộ quản lý đương nhiệm và trong quy hoạch đạt
tiêu chuẩn quy định về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý.
3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
a) Nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu
quả công tác truyền thông.
b) Bảo đảm số lượng giáo viên theo cơ
cấu môn học, có cơ chế tuyển dụng phù hợp.
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ.
d) Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra, giám sát.
đ) Công tác phối hợp.
4. Kinh phí thực hiện
a) Khái toán kinh phí
Kinh phí thực hiện trong Đề án dùng để
bồi dưỡng thường
xuyên, cập nhật kiến thức mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tách riêng với
kinh phí thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 23/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Sóc Trăng đã phê duyệt về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới của tỉnh
Sóc Trăng từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 - 2025.
Tổng dự toán kinh phí để thực hiện Đề
án là 63.347 triệu đồng (sáu mươi ba tỷ, ba trăm bốn mươi bảy triệu đồng), chủ
yếu từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị xã, thành phố và nguồn kinh
phí tự túc của cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng (đối với đào tạo trên chuẩn).
Trong đó:
- Từ ngân sách tỉnh: 3.306 triệu đồng.
- Từ ngân sách huyện, thị xã, thành phố:
60.041 triệu đồng.
b) Lộ trình thực hiện
Cụ thể ở các nội dung:
- Nâng chuẩn về trình độ chuyên môn
+ Đối với giáo viên nâng chuẩn để đạt
trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 thì sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước;
ngân sách huyện, thị xã, thành phố trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo
phân cấp quản lý.
+ Đối với giáo viên cần đạt
trình độ trên chuẩn thì động viên, giao chỉ tiêu cho các đơn vị đăng kí và cá
nhân sử dụng kinh phí tự túc. Riêng đào tạo tiến sĩ thì tiếp tục được Ủy ban
nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, trong dự toán hàng năm của
các đơn VỊ theo phân cấp quản lý.
Tổng kinh phí: 26.130.000.000 đồng.
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý
theo chuẩn hiện hành
+ Dự toán kinh phí: 11.040.000.000 đồng.
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh,
trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý.
Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình
hình thực tế sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp theo từng năm mà vẫn đảm bảo
trong giới hạn của Đề án. Đến cuối giai
đoạn 2025, nếu chưa thực hiện được hết việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ
quản lý theo chuẩn hiện hành thì cũng đề nghị chuyển qua giai đoạn kế tiếp 2026
- 2030.
- Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp
vụ quản lý giáo dục
+ Dự toán kinh phí: 11.800.000.000 đồng.
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh;
ngân sách huyện, thị xã, thành phố trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo
phân cấp quản lý.
- Bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích
hợp cấp TH, THCS
+ Dự toán kinh phí: 6.825.000.000 đồng.
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách
tỉnh; ngân sách huyện, thị xã, thành phố trong dự toán hàng năm của các đơn vị
theo phân cấp quản lý.
- Bồi dưỡng kỹ năng cơ bản
+ Dự toán kinh phí: 3.304.000.000 đồng.
+ Kinh phí: Từ ngân sách tỉnh; ngân sách huyện,
thị xã, thành phố trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên
+ Dự toán kinh phí: 4.248.000.000 đồng.
+ Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh;
ngân sách huyện, thị xã, thành phố trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo
phân cấp quản lý.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Tố đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo
chức năng nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Sóc Trăng Khóa X, Kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) thông qua ngày 28 tháng 02
năm 2022./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- VP. Quốc hội (bộ phận phía Nam)
- Chính phủ;
- VP. Chính phủ;
- VP. Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Tài chính; GD&ĐT;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Hồ Thị Cẩm Đào
|