Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Số hiệu 13/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/07/2012
Ngày có hiệu lực 22/07/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Vũ Hồng Bắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 09/12/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét tờ trình số 40/TTr-UBND ngày 21/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (có tóm tắt Đề án kèm theo), với các nội dung cơ bản sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có đủ năng lực tiếp cận với trình độ khoa học tiến tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh theo hướng chuẩn hoá.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 31,8%; có 63 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh đạt 40.000 người/năm.

- Năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 40%; có 73 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh đạt 46.000 người/năm.

3. Các giải pháp chủ yếu

3.1 Về tổ chức:

- Rà soát tổ chức lại các cơ sở dạy nghề hiện có, thành lập mới các cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút giáo viên, học sinh tham gia vào công tác đào tạo nghề.

3.2 Về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo:

- Quy hoạch, đào tạo nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

- Đổi mới phương pháp đào tạo; phấn đấu đến năm 2013 áp dụng chương trình dạy nghề đạt chuẩn quốc gia.

- Khuyến khích việc liên kết đào tạo, chuyển giao công nghệ, kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng giữa nhà trường và cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3.3 Về đầu tư:

[...]