VỀ VIỆC THÔNG QUA PHÂN CẤP
NHIỆM VỤ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIỮA NGÂN SÁCH CẤP TỈNH, NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ NGÂN
SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2011
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHOÁ VII - KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Sau khi xem
xét tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển giữa ngân sách cấp Tỉnh, ngân
sách cấp huyện và ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-
2015; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân và ý kiến
của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thống nhất thông qua việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát
triển giữa ngân sách cấp Tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2011-2015 như sau:
1. Phạm vi phân cấp:
a) Nguồn vốn
đầu tư phát triển: được cân đối trong dự toán hàng năm của ngân sách địa phương
(ngân sách cấp Tỉnh; ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã).
b) Nội dung
chi đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng
cấp mở rộng các công trình xây dựng; đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy
móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
2. Nguyên tắc phân cấp:
a) Các công
trình thuộc cấp nào quản lý do ngân sách cấp đó chi đầu tư phát triển.
b) Các công trình có ý nghĩa đối với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng; ngân sách cấp dưới
đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện
nhanh trong một thời gian nhất định; tuỳ theo khả năng cân đối của ngân sách
cấp trên, việc đầu tư xây dựng thực hiện như sau:
+ Thực hiện
bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới;
+ Hoặc bố trí
trong nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách cấp trên.
Mức vốn cụ thể
được xác định hàng năm theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Đối với các
chương trình, dự án (gọi chung là dự án) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
trong đó phần vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên đã được thỏa thuận bằng văn bản,
ngân sách các cấp phải chủ động cân đối và đảm bảo bố trí đủ vốn hàng năm để
thực hiện theo kế hoạch.
d) Thực hiện
lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách các cấp nhằm đảm bảo
đầu tư đồng bộ, sớm phát huy hiệu quả các công trình.
đ) Đối với
nguồn vốn đầu tư phát triển do ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho
Tỉnh sẽ thực hiện chi đầu tư phát triển đúng mục tiêu hỗ trợ.
3. Nội dung phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển:
a) Đầu
tư xây dựng các công trình thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
- Hỗ trợ đầu
tư hạ tầng các khu công nghiệp theo chính sách hiện hành;
- Hỗ trợ đầu
tư hạ tầng các cụm công nghiệp theo chính sách hiện hành.
+ Ngân sách
cấp huyện: hỗ trợ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn theo chính sách hiện
hành.
b) Đầu tư xây
dựng các công trình giao thông đường bộ:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
- Đầu tư đường
Tỉnh;
- Cơ sở hạ
tầng thuộc công trình cảng theo dự án được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
+ Ngân sách
cấp huyện:
Đầu tư đường
huyện, đường đô thị (bao gồm cầu, cống, vĩa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước,
bến bãi...) trên địa bàn cấp huyện.
+ Ngân sách
cấp xã:
Đầu tư đường
xã (bao gồm cầu cống, vĩa hè, bến bãi...) trên địa bàn cấp xã.
c) Đầu
tư xây dựng các công trình nông nghiệp, thủy lợi:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
- Đầu tư các
công trình nông nghiệp: trạm, trại nghiên cứu và cải tạo giống cây, con; trạm
kiểm dịch động, thực vật thuộc cấp Tỉnh quản lý.
- Đầu tư các
công trình thủy lợi: kênh trục tạo nguồn Trung ương đầu tư giao Tỉnh quản lý;
kênh ranh biên giới; ranh tỉnh; ranh huyện, thị xã, thành phố; kênh liên tỉnh,
kênh liên huyện, thị xã, thành phố là kênh trục, cấp 1 nằm trong quy hoạch thuỷ
lợi do Tỉnh quản lý (bao gồm cả đê bao, cống, đập...).
+ Ngân sách
cấp huyện:
- Đầu tư các
công trình nông nghiệp: trại giống cây, con thuộc cấp huyện quản lý.
- Đầu tư các
công trình thủy lợi: các kênh ranh huyện, thị xã, thành phố; kênh liên tỉnh; liên
huyện, thị xã, thành phố có quy mô nhỏ không thuộc tỉnh quản lý; các kênh thuỷ
lợi trên địa bàn huyện, thị xã trừ các kênh phân cấp cho xã quản lý (bao gồm cả
đê bao, cống, đập...).
+ Ngân sách
cấp xã:
Các công trình
thuỷ lợi trên địa bàn xã, phường, thị trấn; trừ các công trình nông nghiệp,
thủy lợi đã phân cấp cho cấp Tỉnh và cấp huyện quản lý.
d) Đầu
tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại, chợ các loại:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
- Đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Hỗ trợ đầu
tư xây dựng chợ loại 1, chợ đầu mối tùy theo khả năng cân đối ngân sách và dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Ngân sách
cấp huyện:
Hỗ trợ đầu tư
xây dựng trung tâm thương mại, chợ các loại trên địa bàn theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
đ) Đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực giáo
dục, đào tạo và dạy nghề:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
Các trường
trung học phổ thông, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ
thuật hướng nghiệp, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề
thuộc cấp Tỉnh quản lý.
+ Ngân sách
cấp huyện:
Các trường từ
ngành học mầm non đến trung học cơ sở; các trung tâm dạy nghề, trung tâm học
tập cộng đồng, bồi dưỡng chính trị thuộc cấp huyện quản lý.
e) Đầu
tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực y tế: do ngân sách Tỉnh đầu tư.
g) Đầu
tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực thể dục - thể thao, văn hóa – thông
tin, phát thanh - truyền hình, lao động – thương binh và xã hội:
Công trình
thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đầu tư xây dựng.
h) Các
công trình cấp nước sạch
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
Hỗ trợ đầu tư
các công trình cấp nước do Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Môi trường
đô thị Tỉnh quản lý theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Ngân sách
cấp huyện, cấp xã:
Hỗ trợ đầu tư
các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn lại trên địa
bàn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
i) Đầu
tư xây dựng các công trình trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý hành chính
(Đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể):
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
Đầu tư trụ sở
làm việc của các cơ quan quản lý hành chính cấp Tỉnh (kể cả các đơn vị trực
thuộc do ngành Tỉnh quản lý) và trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng cấp Tỉnh,
huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh.
+ Ngân sách
cấp huyện:
Đầu tư trụ sở
làm việc của các cơ quan quản lý hành chính cấp huyện (kể cả các đơn vị trực
thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; các
ban, ngành, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp tương đương thuộc huyện, thị xã, thành
phố) và trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
k) Đầu
tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng:
Thực hiện theo
phân cấp quản lý giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
l) Các
lĩnh vực đầu tư khác:
+ Ngân sách
cấp Tỉnh:
Đầu tư các dự
án thuộc cấp Tỉnh.
+ Ngân sách
cấp huyện:
Đầu tư các dự
án thuộc cấp huyện quản lý; các công trình kiến thiết đô thị (công trình thoát
nước khu vực đô thị; vệ sinh môi trường khu vực đô thị; đèn chiếu sáng, vĩa hè,
công viên, cây xanh thuộc khu vực đô thị); điểm dân cư tập trung và các công
trình khác trên địa bàn.
+ Ngân sách
cấp xã:
Đầu tư các
công trình kiến thiết đô thị trên địa bàn, trừ các công trình do ngân sách cấp
huyện đầu tư.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết
này; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện với
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này
đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp chuyên đề thông qua và có hiệu
lực sau 10 ngày kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2010./.