Nghị quyết 11/NQ-HĐND bổ sung giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 11/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/07/2023 |
Ngày có hiệu lực | 14/07/2023 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Thái Bảo |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/NQ-HĐND |
Đồng Nai, ngày 14 tháng 7 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2023; Tờ trình số 78/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Nghị quyết về bổ sung các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh Đồng Nai; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Bổ sung các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh Đồng Nai, gồm:
1. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, kịp thời hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, nhất là các Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08 tháng 12 năm 2022 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ về phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023 theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra tại các Chương trình của Chính phủ, Kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh:
a) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến: các dự án trọng điểm quốc gia (Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cao Tốc Biên Hoà - Vũng tàu, Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Tân Phú, Vành Đai 3, Vành Đai 4); các dự án trọng điểm của tỉnh; Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1; thực hiện chuyển đổi số của các Sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; khắc phục tình trạng ngập nước khi mưa lớn trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; giá đất bồi thường; các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, giá vật tư,…; tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp xử lý kịp thời trong việc thực hiện đề án khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành đúng tiến độ công tác lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) tỉnh Đồng Nai; đẩy nhanh tiến độ lập, trình và phê duyệt phương án sử dụng đối với các khu đất có nguồn gốc nông, lâm trường.
b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp các Chương trình, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ đột phá của tỉnh về: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; công nghiệp chế biến sâu nông sản và các dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại mà tỉnh có lợi thế, trọng tâm là dịch vụ du lịch, dịch vụ logistics; huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng.
c) Tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong thời gian tới theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc chuẩn bị tốt các điều kiện (quy hoạch, đất đai, định hướng thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư,...) tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Tích cực thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế và mô hình kinh doanh mới; phát triển đồng bộ các loại thị trường và đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng và quốc tế.
d) Triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, đặc biệt khẩn trương triển khai thực hiện 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn về: tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh; hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước; khắc phục đút gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cơ hội ổn định việc làm cho người lao động và đẩy mạnh triển khai chính sách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
đ) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thu; tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quy trình quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Thực hiện rà soát, đánh giá phân loại nợ thuế; tập trung đôn đốc, cưỡng chế thu ngay các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, không để tình trạng nợ thuế kéo dài, hạn chế phát sinh nợ thuế mới. Đồng thời tiếp tục quản lý chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch.
e) Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đi đối với bảo đảm chất lượng công trình, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 184/TB-VPCP ngày 17/5/2023. Thường xuyên, kiểm tra đôn đốc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của địa phương theo quy định, để bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao.
3. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh:
a) Chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế thân thiện môi trường, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới, ứng dụng công nghệ số.
b) Tiếp tục thực hiện và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, trong đó tập trung hoàn thành hồ sơ quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hồ sơ quy hoạch chung đô thị chưa được phê duyệt, nhất là các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện xây dựng Đồ án điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung của thành phố Biên Hoà làm cơ sở để phê duyệt các quy hoạch khác có liên quan.
c) Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành, đặc biệt là cơ cấu lại thị trường du lịch; khai thác hiệu quả hơn các thị trường khách quốc tế; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch bền vững; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế của tinh. Triển khai các giải pháp hữu hiệu để thu hút, đầu tư phát triển du lịch.
4. Tiếp tục chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường
a) Tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; giải quyết các chế độ chính sách cho gia đình, người có công cách mạng. Triển khai hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm; theo dõi sát tình hình người lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm để có phương án hỗ trợ phù hợp và kịp thời. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; các dự án, công trình cấp nước sạch, đặc biệt là nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở, phong trào thể thao quần chúng; tích cực thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường số lượng giáo viên theo quy định để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ ăn uống.
b) Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tiếp tục triển khai quyết liệt hơn nữa công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai nghiện ma túy; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và nâng cao chất lượng y tế cơ sở.
c) Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống tệ nạn xã hội. Có giải pháp hiệu quả phòng, chống tình trạng bạo lực học đường, xâm hại và tai nạn thương tích đối với trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước.
d) Tổ chức thẩm định chặt chẽ, đúng quy trình đối với từng hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định. Đồng thời, tăng cường theo dõi, quản lý việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh sau khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển mục đích.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong việc thực hiện cải thiện chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; quan tâm triển khai thực hiện phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên môn phù hợp từ tỉnh đến địa phương theo quy định.
6. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông.
a) Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, từng lĩnh vực.