Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 107/NQ-HĐND năm 2017 thông qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang, giai đoạn năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 107/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Thào Hồng Sơn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Xét Tờ trình số 142/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang, giai đoạn năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Báo cáo thẩm tra số 38/BC-KTNS ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua điều chnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm điều chỉnh Quy hoạch:

a) Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là tài sản quan trọng và nguồn lực phát triển. Do vậy, khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, thực sự có hiệu quả và gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn đnh và bền vững.

b) Điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sau đây viết tt là VLXD) thông thường phải phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phải đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang; quy hoạch chung của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

c) Điều chỉnh Quy hoạch đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 14 Luật Khoáng sản và Khoản 2, 3, 4, Điều 11 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

2. Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:

a) Điều chỉnh Quy hoạch nhằm đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/năm và đáp ứng tối đa nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình hạ tầng giao thông, đô thị, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Định hướng công tác thăm dò chuẩn bị nguồn trữ lượng khoáng sản, tiếp tục duy trì và đầu tư khai thác các mỏ đáp ứng cho giai đoạn đến năm 2030. Loại bỏ các điểm mỏ chồng lấn trong khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các quy hoạch khác.

b) Là căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn; cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn, xử lý và chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

c) Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc thù vùng miền núi và dân cư của tỉnh; ổn định năng lực khai thác của các cơ sở hiện có tại các khu vực trong tỉnh; đảm bảo quyền, lợi ích hp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đồng thời nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định pháp luật; đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương nơi khai thác khoáng sản theo luật định; đưa ra kết quả hoàn chỉnh về diện tích, tọa độ các điểm mỏ; dự kiến trữ lượng, tài nguyên dự báo khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh, qua đó xác định quy mô, công suất khai thác và yêu cầu về công nghệ khai thác phù hợp.

3. Phạm vi điều chỉnh Quy hoạch:

Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm các loại khoáng sản sau đây: đá vôi, cát, sỏi, sét gạch ngói và đá xây dựng khác.

4. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch:

4.1. Các điểm mỏ đưa ra khỏi quy hoạch: Gồm 168 điểm mỏ nằm trong và một phần diện tích nằm trùng với các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:

- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: 68 điểm.

- Cao nguyên đá: 68 điểm.

- Hành lang giao thông: 09 điểm.

[...]